Gần 90% điểm bán lẻ thuốc lá vi phạm quy định trưng bày thuốc lá

Chia sẻ

Theo quy định của Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá, mỗi điểm bán lẻ chỉ được trưng bày không quá 1 bao, 1 tút hoặc 1 hộp của nhãn hiệu thuốc lá. Tuy nhiên, việc vi phạm quy định này trên thực tế khá cao.

Quang cảnh hội nghị tập huấn.Quang cảnh hội nghị tập huấn. (Ảnh: T.H)

Thông tin thêm về một số vi phạm tại hội nghị tập huấn về nâng cao năng lực truyền thông về Phòng, chống tác hại của thuốc lá, ThS Nguyễn Thị Thu Hương – Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế) cho biết: Việc chấp hành trách nhiệm của người đứng đầu về các địa điểm cấm hút thuốc được quy định trong Luật vẫn chưa nghiêm.

Nhiều cơ quan, đơn vị chưa có quy định cấm hút thuốc lá trong quy chế nội bộ, còn để xảy ra tình trạng vi phạm quy định cấm hút thuốc lá tại địa điểm do mình quản lý.

Bên cạnh đó, tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc còn cao tại nhà hàng, quán bar… Tình trạng vi phạm quy định cấm hút thuốc lá nơi công cộng vẫn diễn ra. Thuốc lá được bày bán khắp nơi, giá thuốc lá rẻ. Tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nam giới trưởng thành của Việt Nam đã giảm nhưng vẫn ở mức cao (45,3%).

Mặc dù chúng ta đang đẩy mạnh các biện pháp để phòng, chống tác hại thuốc lá và giảm mức tiêu thụ thuốc lá. Tuy nhiên, với việc thuế thuốc lá của Việt Nam còn rất thấp (hiện nay thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá là 70% giái xuất xưởng, tính trên giá bán lẻ là 42%) so với trong khu vực ASEAN và các nước phát triển, dẫn tới giá thuốc lá rẻ, gây khó khăn cho thực hiện mục tiêu giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá.

Trước thực trạng trên, ThS Nguyễn Thị Thu Hương kiến nghị Quốc hội tiếp tục tăng cường hoạt động giám sát thực hiện luật phòng chống tác hại của thuốc lá tại trung ương và địa phương, giám sát việc thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức và địa phương trong phòng chống tác hại của thuốc lá, xây dựng môi trường không khói thuốc.

Đồng thời, kiến nghị Quốc hội có lộ trình tăng thuế đến mức có thể giảm tỷ lệ hút thuốc, góp phần đạt mục tiêu quốc gia về giảm tỷ lệ hút thuốc, và giúp tăng nguồn thu đáng kể cho ngân sách.

Về phía Chính phủ, ThS Hương đề xuất việc chỉ đạo tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu các địa điểm cấm hút thuốc, tăng cường lồng ghép kiểm tra việc thực thi Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá vào các chương trình kiểm tra liên ngành tại các tỉnh, thành phố.

Đặc biệt, các địa phương cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định cấm hút thuốc; lồng ghép việc kiểm tra thực hiện Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá trong các đoàn kiểm tra liên ngành trên địa bàn quản lý.

 THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.