Cần có giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường ở làng nghề Dương Liễu

Chia sẻ

Nhiều năm nay, xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức luôn trong cảnh “nhức nhối” bởi tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải, bã thải bốc mùi hôi thối và tiếng ồn từ các hộ làm nghề chế biến dong, sắn. Mùa cao điểm 2020 đã đến, người dân Dương Liễu tiếp tục phản ánh bức xúc về vấn đề này.

Quy trình sơ chế dong riềng của gia đình anh Ngô Văn Thắng.Quy trình sơ chế dong riềng của gia đình anh Ngô Văn Thắng.

Theo phản ánh của người dân xã Dương Liễu, về đêm tiếng ồn của những chuyến xe tải lớn chuyên chở vật liệu tập kết ở các khoảnh đất, sân làng, ban ngày tiếng máy chạy trong quá trình sơ chế củ sắn, củ dong, còn nước thải đen kịt và bã thải thì xả thẳng vào hệ thống thoát nước, chật mương, cống rãnh…

Chia sẻ với chúng tôi, ông LVM (một người dân ở đây) cho biết, nhiều năm nay các hộ làm nghề chế biến dong, sắn làm trực tiếp tại nhà, ở trong các xóm, thôn nên việc tập kết nguyên liệu có thời điểm cản trở giao thông, tiếng ồn từ xe công nông chạy suốt đêm, máy sản xuất kêu rầm rập và nước thải xả thẳng vào hệ thống cống rãnh. Dân làng rất bức xúc.

Giãi bày về khó khăn của hộ sản xuất, ông Ngô Văn Thắng ở thôn Đồng cho rằng: Việc xử lý, bảo vệ môi trường thì ai cũng muốn nhưng rất khó vì hiện nay ngành nghề suy giảm. Trong thôn Đồng hiện chỉ còn 4 hộ làm miến dong mà thu nhập chỉ tương đương với ngày công đi xây, phụ hồ nên sẽ không duy trì được lâu. Nếu như trước đây cả làng có tới 60% hộ dân làm miến thì có thể cùng xử lý môi trường chứ hiện nay các hộ đã bỏ nghề, chuyển sang làm việc khác nên dù muốn bảo vệ môi trường nhưng cũng rất khó khăn. Vì vậy, chúng tôi chỉ cố gắng nhất có thể là giảm bớt vương vãi trên đường giao thông và bã thải vào cống.

Theo quan sát của chúng tôi, quá trình sản xuất dong riềng không những máy chạy rất ồn mà nước thải đen kịt chảy thẳng vào hệ thống cống rãnh chung cũng bốc mùi hôi.

Ông Nguyễn Danh Mai, cán bộ môi trường xã Dương Liễu cho biết, so với những năm trước, tình trạng ô nhiễm môi trường năm 2020 này được cải thiện đáng kể do số hộ làm nghề chế biến dong, sắn trên địa bàn xã đã giảm nhiều, hiện chỉ còn khoảng 30 hộ. Việc xả thải vẫn trực tiếp vào hệ thống thoát nước chung. Song từ khi có nhà máy xử lý nước thải làng nghề Cầu Ngà với công suất thiết kế 20.000m3/ngày - đêm, xử lý nước thải trên địa bàn Miền Làng nên cống rãnh ít bị ứ đọng. Tuy nhiên, còn khu vực miền Bãi hiện chưa có hệ thống thu gom, xử lý nên nước thải của các hộ sản xuất đều xả thẳng ra sông Đáy.

Theo Chủ tịch UBND xã Dương Liễu Nguyễn Bá Hưng, bên cạnh việc tuyên truyền, vận động và yêu cầu các hộ sản xuất ký cam kết xử lý môi trường, không làm vương vãi ra đường cũng như xả thải thì xã cũng thường xuyên cho khơi thông hệ thống cống rãnh. Tuy nhiên, để có biện pháp xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường lại rất khó khăn. Do xã có nghề truyền thống, người dân sản xuất theo mùa vụ, thông thường từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 sang năm, các hộ sản xuất quy mô hộ gia đình, ở xen lẫn trong dân với diện tích đất chật nên không đầu tư hệ thống xử lý nước, bã thải.

Ông Hưng cũng cho rằng, năm 2020 do dịch bệnh Covid -19 và xu hướng sản xuất sơ chế dong sắn làm tại vùng nguyên liệu (các tỉnh Tây Bắc), nhiều hộ sản xuất ở Dương Liễu đã bỏ nghề, chuyển sang ngành nghề khác như dịch vụ, thương mại nên tình trạng ô nhiễm môi trường đang có dấu hiệu giảm so với trước đây.

Thiết nghĩ về lâu dài, các cơ quan chức năng của huyện Hoài Đức và thành phố cần có giải pháp căn cơ để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường sống cho người dân xã Dương Liễu như: Xây dựng hệ thống thu gom nước thải làng nghề, phát huy hiệu quả của nhà máy Xử lý nước thải làng nghề Cầu Ngà, quy hoạch quỹ đất đưa các hộ sản xuất ra ngoài khu dân cư… chứ không thể chờ dân bỏ nghề hay chuyển sang làm ngành nghề khác để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.

Bài và ảnh: Nguyễn Vân 

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.