Cử tri Mỹ có thể bỏ phiếu bầu cử qua... thư

Chia sẻ

Việc bỏ phiếu qua thư đã được người dân Mỹ thực hiện từ cách đây hơn 150 năm trước. Hình thức bầu cử được xem là “cổ lỗ sĩ” này hiện lại đang “rất hợp thời” và trở nên phổ biến, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang hoành hành.

Phong bì phiếu bầu chuẩn bị được phân loại ở trung tâm bầu cử hạt King, thành phố Renton, bang Washington hôm 20/10.Phong bì phiếu bầu chuẩn bị được phân loại ở trung tâm bầu cử hạt King, thành phố Renton, bang Washington hôm 20/10. (Ảnh: AP.)

Hình thức bỏ phiếu vắng mặt

Giáo sư khoa học chính trị tại đại học Reed đồng thời là nhà sáng lập của Trung tâm Thông tin Bầu cử sớm, Paul Gronke cho biết: "Hình thức bỏ phiếu vắng mặt bắt đầu từ thời kỳ nội chiến, là sản phẩm của cuộc đối đầu giữa Lincoln và McClellan. Lincoln muốn đảm bảo ông ấy nhận được phiếu bầu từ những người lính chiến đấu xa nhà nên đã sử dụng hình thức bỏ phiếu qua đường bưu điện này".

Năm 1978, California đã trở thành bang đầu tiên của Hoa Kỳ cho phép các cử tri được sử dụng hình thức bỏ phiếu vắng mặt mà không cần phải có lý do chính đáng như nhiều thập kỷ trước đó. Cùng với California, Oregon cũng là một trong những bang tiên phong áp dụng hình thức bỏ phiếu qua thư. Bang này cũng là bang đầu tiên ở Mỹ tổ chức bầu cử sơ bộ hoàn toàn qua thư năm 1995 và tổng tuyển cử hoàn toàn qua thư năm 1996. Cho đến những năm 2000, Oregon đã hoàn toàn trở thành bang áp dụng hình thức bỏ phiếu qua thư cho mọi cuộc bầu cử sau khi được đại đa số cử tri trong bang ủng hộ.

Mỹ hiện có 5 bang cho phép bỏ phiếu hoàn toàn qua thư bao gồm các bang Oregon, Washington (năm 2011), Colorado (năm 2013), Utah (năm 2014) và Hawaii (thông qua năm 2019). 29 bang khác và Thủ đô Washington cho phép cử tri có thể lựa chọn hình thức bỏ phiếu qua thư mà không cần lý do.

Do những diễn biến phức tạp và khó lường của đại dịch Covid-19 nên cuộc bầu cử năm nay có thêm 4 bang cho phép cử tri đăng ký bỏ phiếu qua thư hoàn toàn bao gồm các bang Nevada, New Jersey, California và Vermont.

Nhiều phương pháp bảo đảm tính công bằng

Nhiều quan chức phụ trách bầu cử cho rằng việc sử dụng hình thức bỏ phiếu qua thư giữa lúc đại dịch đang bùng phát mạnh là một sự lựa chọn hết sức hợp lý và cử tri hoàn toàn có thể tin tưởng được vào hình thức bỏ phiếu "an toàn và bảo mật" này. Tuy nhiên, các thành viên của đảng Cộng hòa, trong đó có cả Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần chỉ trích và cáo buộc hình thức bỏ phiếu qua thư tín sẽ dẫn tới hậu quả là một sự gian lận quy mô lớn nhưng lại không thể đưa ra bằng chứng.

Trong một sự kiện vận động cử tri hồi tháng 9, Tổng thống Trump nói: "Bỏ phiếu qua thư sẽ gây nguy hiểm đối với đất nước này do những kẻ gian lận. Họ sẽ thu thập, trong nhiều trường hợp, họ chiếm đoạt chúng".

Tuy nhiên, các nhà khoa học chính trị của MIT, nhóm chuyên phân tích Dữ liệu Gian lận bầu cử của Quỹ Di sản cho rằng, việc gian lận bầu cử là rất hiếm xảy ra ở Mỹ. Đơn cử như trong cuộc bầu cử năm 2016 có đến 1/4 số cử tri Mỹ sử dụng hình thức bỏ phiếu qua thư và chỉ có 0,00006% trong tổng số 250 triệu phiếu bầu qua thư trên toàn nước Mỹ là gian lận.

Nhằm hạn chế các trường hợp gian lận, các cơ quan bầu cử Mỹ đã áp dụng nhiều lớp bảo mật đối với phiếu bầu qua thư. Tất cả 50 bang và Đặc khu Columbia yêu cầu cử tri phải ký vào một bản tuyên bố hoặc tuyên thệ khi bỏ phiếu qua thư. Một số bang còn yêu cầu các thông tin cá nhân như ngày tháng năm sinh, địa chỉ và số giấy phép lái xe. Sau đó, chữ ký của người bỏ phiếu sẽ được đối chiếu với chữ ký trên hồ sơ đăng ký cử tri. 8 bang khác yêu cầu chữ ký của người làm chứng, 3 bang yêu cầu công chứng. Alabama có lẽ là bang có quy định nghiêm ngặt nhất về hình thức bỏ phiếu này. Cử tri bắt buộc phải nộp bản sao giấy tờ tùy thân, cùng chữ ký của công chứng viên hoặc hai người làm chứng để thực hiện việc bầu cử qua thư.

Việc mở phong bì bầu cử được giao cho một nhóm nhân viên độc lập với nhóm phân loại phiếu bầu. Các quan sát viên bên ngoài, thường do một đảng hoặc do ban tổ chức chiến dịch tranh cử chỉ định, được phép giám sát quy trình hậu bầu cử như kiểm phiếu. Ngoài 4 bang Bắc Carolina, Kansas, Maine và Florida, tất cả các bang khác đều cho phép quan sát viên của các đảng theo dõi quy trình kiểm phiếu.

Về hình thức, các phiếu bầu đều có hình thức khác nhau. Bất kỳ phiếu bầu nào không phù hợp với hình thức quy định ban đầu đều bị coi là không hợp lệ. Theo Trung tâm Tư pháp Brennan thuộc đại học New York, nhiều khu vực thậm chí còn sử dụng cả mã vạch trên phong bì để kiểm soát phiếu bầu. Mã vạch cũng cho phép cử tri theo dõi phiếu bầu của họ để đảm bảo nó được tiếp nhận.

Cử tri phải điền đầy đủ thông tin trong phiếu bầu rồi cho phiếu vào một phong bì thư dán lại, sau đó cho tiếp vào phong bì thư thứ hai và ký tên xác nhận bên ngoài. Cử tri có thể gửi phiếu bầu qua đường bưu điện hoặc bỏ phiếu tại các hòm phiếu được đặt ở nhiều địa điểm gần khu vực sinh sống, hay tự mang tới các địa điểm bầu cử trong ngày bầu cử sớm hoặc bầu cử chính thức.

Đỗ Hữu

Tin cùng chuyên mục

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

(PNTĐ) - Chiều 9/7, tiếp tục chương trình làm việc tại Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự phiên họp hẹp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 với trọng tâm là kiểm điểm, định hướng quan hệ đối ngoại của ASEAN và trao đổi các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.
Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Brazil

Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Brazil

(PNTĐ) - Sáng 9/7, sau gần 24 giờ bay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và hoạt động song phương tại Cộng hòa Liên bang Brazil từ ngày 4/7 theo lời mời của Tổng thống Brazil Lula da Silva.
Tự hào Việt phục: Một hành trình văn hóa xuyên thời gian trên đất nước xứ sương mù

Tự hào Việt phục: Một hành trình văn hóa xuyên thời gian trên đất nước xứ sương mù

(PNTĐ) - Giữa nhịp sống sôi động và hiện đại của thủ đô London, Vương quốc Anh hình ảnh đoàn người Việt Nam trong những bộ Việt phục truyền thống qua các thời kỳ lịch sử – từ áo viên lĩnh, giao lĩnh, áo tấc, nhật bình , ngũ thân, áo dài, áo yếm, cho đến những thiết kế cách tân tinh tế – đã tạo nên một khoảnh khắc thực sự đẹp đẽ và xúc động.
Lào sẽ cử lực lượng tham gia diễu binh 2/9 ở Việt Nam

Lào sẽ cử lực lượng tham gia diễu binh 2/9 ở Việt Nam

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, nhân dịp tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 (AMM-58) tại Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có buổi ăn sáng, làm việc với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn và Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongsavanh Phomvihane.