Lũ lụt, thiên tai không phải lỗi do thủy điện

Chia sẻ

Sáng 5/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 3, thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, tại hội trường. Trong đó, vấn đề xây dựng hồ chứa nước, dự án thủy điện, khắc phục thiên tai, bão lụt được nhiều đại biểu quan tâm.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà giải trình, làm rõ một số vấn đề các đại biểu quốc hội quan tâm.Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà giải trình, làm rõ một số vấn đề các đại biểu quốc hội quan tâm.

Tại phiên thảo luận toàn thể tại hội trường sáng 5/11, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà chia sẻ với những mất mát của miền Trung, khó khăn, gian khổ của các lực lượng đang khắc phục hậu quả, tìm kiếm cứu nạn do thiên tai; đồng thời lắng nghe ý kiến tâm huyết của nhiều đại biểu quốc hội trước thiên tai và hậu quả ở miền Trung.

Bộ trưởng cho biết, theo các thống kê, xu hướng cực đoan của thời tiết, khí hậu trên toàn cầu đang tăng lên. Đảng, Nhà nước đã quan tâm đã chỉ đạo các chương trình nghiên cứu lũ quét, lũ  lụt ở miền Trung và Tây  Nguyên, về sạt lở đất và cảnh báo sạt lở ở miền Trung, Tây Nguyên.

Về các vụ việc xảy ra vừa qua, Bộ trưởng cho rằng phải có nghiên cứu độc lập của các cơ quan khoa học để đánh giá đầy đủ. Nhưng theo thông tin cho tới nay, nguyên nhân là do tổ hợp các dạng thiên tai như 4 cơn bão liên tiếp, lượng mưa vượt qua các chỉ số đo lịch sử, như Quảng Nam có mưa tới 500 mm một ngày, có nơi từ 2.000 đến 4.000 mm.

Quang cảnh phiên thảo luận sáng 5/11, kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoa XIV.Quang cảnh phiên thảo luận sáng 5/11, kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoa XIV.

"Các số liệu cho thấy các điểm sạt lở như ở trạm kiểm lâm 67, Trà Leng, Trà Vân, Phước Lộc (Phước Sơn), đoàn 337… ở độ cao từ 300-900 m, nên ở đây không có vấn đề do thủy điện. Toàn bộ khu vực này nằm trong đứt gãy địa chất, do phong hóa, đất cát sét sỏi độ gắn kết rất thấp, địa hình dốc, tạo ra độ trượt, tạo ra đứt gãy…; cộng thêm lượng mưa lớn gia tăng trọng lượng trượt. Chúng ta cũng phải đánh giá cụ thể hơn về thực trạng rừng tại các khu vực này" - Bộ trưởng Trần Hồng Hà thông tin.

Bộ trưởng khẳng định lũ lụt, thiên tai không phải lỗi do thủy điện. Việc điều tiết các hồ chứa trong khu vực nhịp nhàng, chặt chẽ như vừa qua đã làm giảm lũ từ 30 đến 70% cho vùng hạ du. Cùng với đó, các hồ chứa cũng có hiệu quả trong chống hạn.

"Nhiều ý kiến tâm huyết của các đại biểu Quốc hội đã chỉ ra thách thức về tư duy phát triển, về phát triển bền vững, về tăng trrưởng xanh. Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần nhấn mạnh không đánh đổi môi trường lấy kinh tế; lúc này dù còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng Bộ trưởng cho rằng cần sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường, đầu tư nguồn lực để thực hiện các mục tiêu môi trường trong thực tế" - Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

Đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) tranh luận tại phiên thảo luận sáng 5/11.Đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) tranh luận tại phiên thảo luận sáng 5/11.

Đồng quan điểm trên, đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) nhắc lại câu chuyện xây dựng thủy điện sông Đà, với mục tiêu ban đầu là trị thủy, sau đó mới tới phát điện. Nhờ có thủy điện này mà Hà Nội tránh được các trận lụt lịch sử, còn trước đó, như năm 1971, chúng ta phải phá đê để "cứu" Hà Nội.

"Tuy nhiên, mặt trái của thủy điện cũng tồn tại, như một số chủ đầu tư lạm dụng công trình để trục lợi thông qua phá rừng. Do đó phải đánh giá khách quan, nhiều chiều về hiệu quả và tác động của thủy điện. Cần xử lý nghiêm, lên án các chủ thể vi phạm pháp luật do lợi ích nhóm gây ra, nhưng không vì lũ lụt mà đổ hết cho thủy điện" - đại biểu Lê Thanh Vân cho hay.

Giải trình, làm rõ thêm ý kiến của đại biểu liên quan đến vấn đề triển khai các dự án thủy điện, việc xử lý các dự án thủy điện, điện mặt trời đã hết vòng đời dự án, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh thông tin: Khi có chủ trương đầu tư một dự án thủy điện, trước hết các dự án này đều phải được bổ sung vào quy hoạch, trong đó có các tiêu chí về sử dụng đất thực hiện dự án.

Địa phương quyết định việc bổ sung quuy hoạch. Sau khi được thông qua, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục xin ý kiến các bộ ngành liên quan để đảm bảo phù hợp với các quy hoạch khác nhau. Các dự án thủy điện phải đăng công khai đánh giá tác động về môi trường…

Đối với các dự án thủy điện hết vòng đời dự án, luật và các văn bản dưới luật đã quy định chủ đầu tư phải đánh giá lại an toàn hồ đập, có phương án tháo dỡ cụ thể. Chủ đầu tư dự án điện mặt trời có trách nhiệm xử lý các tấm pin khi đã hết thười gian sử dụng.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ tại Cam Ranh

Đoàn công tác thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ tại Cam Ranh

(PNTĐ) - Ngày 17/4, trong khuôn khổ chuyến công tác đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa, Đoàn công tác của thành phố Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến làm Trưởng đoàn cùng đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các quận, huyện, sở, ngành đã tới dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Khu tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma tại xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
Kiểm tra công tác quản lý đất đai 9 dự án ở An Giang

Kiểm tra công tác quản lý đất đai 9 dự án ở An Giang

Cơ quan chức năng tỉnh An Giang phải cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác quản lý đất đai đối với 9 dự án nằm trên địa bàn. Trong đó một số dự án từng bị Thanh tra Chính phủ kết luận có nhiều sai phạm.