Cháu sẽ nghe lời bà dặn

Chia sẻ

Bà nội rất giỏi tề gia nội trợ, đan lát thêu thùa. Bà vẫn thường bảo cháu: “Bà ủng hộ cháu học Đông, học Tây. Nhưng, bà còn muốn cháu phải học thêm nữ công gia chánh nữa”.

Cháu gái thường cười: “Bà ơi, thời đại bây giờ, phụ nữ không biết nấu cơm không sao, nhưng không thể không có vị trí trong xã hội. Vì thế, cháu cần gây dựng sự nghiệp hơn”.

Bà nội nghe xong thì chỉ lắc đầu, buồn thiu. Cũng có thể, bà ngậm ngùi nghĩ về mình. Bà nội là chị cả trong một gia đình có 5 anh chị em. Nhưng, bố mẹ của bà có quan niệm con trai mới cần đi học để lo việc lớn, còn con gái trong nhà thì lo bếp núc, nhà cửa. Bà chỉ được học hết tiểu học rồi phải ở nhà phụ giúp mẹ chăm các em, khi đi lấy chồng thì ở nhà thay chồng chăm con.

Vì thế đến đời cháu, bà nội là người ủng hộ cháu phải được học cao biết rộng. Bà còn nói, cháu không chỉ học đại học mà phải cố gắng để sau này học lên cao học, tiến sĩ. Tuy nhiên, thấy cháu suốt ngày chỉ biết đến máy tính, tiếng Anh, bà lại sốt ruột giục cháu học thêm nấu ăn, đan lát. Bà bảo, mỗi ngày, khi bà nấu cơm, cháu chỉ cần xuống bếp, bà dạy cách nấu ăn cho. Cuối tuần có thời gian rảnh, bà sẽ hướng dẫn cách móc khăn, khâu vá. Bà bảo mấy thứ đó rất có ích cho cháu trong cuộc sống sau này.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Nhưng, cháu thà nằm lướt web còn hơn phải học nấu nướng, đan lát. Cháu nghĩ thời đại nào rồi mà phụ nữ còn phải tự mình vào bếp. Chỉ cần có tiền thì của ngon vật lạ sẽ được phục vụ tận nơi. Bà giục giã, thuyết phục cháu học mãi không được, đành bất lực chấp nhận.

Rồi cháu cũng đi lấy chồng. Ngày nhà trai đến đón dâu, bà nội thưa cháu còn vụng dại, mong thông gia thông cảm và chỉ bảo dần dần. Mẹ chồng cháu cười, hứa với bà nội sẽ thương yêu cháu.

Vì thế mà cháu rất yên tâm khi về nhà chồng. Sau tuần trăng mật, cháu trở về với cuộc sống thực tại. Mấy bữa cơm đầu tiên ở nhà chồng, cháu biết thân biết phận nhanh chân ra nhà hàng mua về mấy món đã chế biến sẵn. Mẹ chồng lúc đầu cũng vui vẻ, nhưng sau thì bắt đầu nhắc khéo: “Thi thoảng mua đồ ăn sẵn thì được, nhưng đã là nhà thì phải nấu ăn con ạ. Mua ở ngoài vừa đắt, vừa không đảm bảo vệ sinh như mình tự nấu”.

Mẹ chồng hình như cũng hiểu cái khó của cháu nên những ngày sau liền gọi cháu xuống bếp nấu ăn cùng. Hiềm nỗi, cháu làm gì cũng lóng ngóng, cầm con dao mới được một lần đã bị đứt tay, nhặt cua thì sợ cua cắp, nấu canh thì để canh trào. Mẹ chồng tuy không mắng nhưng qua tiếng thở dài thật khẽ, cháu biết bà có phần hơi hụt hẫng vì cô con dâu vụng về. Còn cháu, tự nhiên lại thấy thiếu tự tin khi ở nhà chồng.

Giờ, cháu mới thấy tiếc khi không nghe lời bà nội dạy. Nếu trước đây, cháu chịu khó để bà dạy tề gia nội trợ thì bây giờ đã không rơi vào cảnh trớ trêu này. Nhưng thôi, may mà còn chưa muộn. Từ giờ, cuối tuần về chơi nhà, cháu sẽ học bà cách đứng bếp, rồi dần dần, cháu cũng sẽ đảm đang giống bà.

TRẦN NGỌC HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Tạ lỗi với mẹ

Tạ lỗi với mẹ

(PNTĐ) - Chiếc xe vòng qua một quả đồi, rồi qua thêm một thung lũng nhỏ. Quãng đường hơn 200km nên mãi đến lúc mặt trời gần đứng bóng Bình mới đến mộ của mẹ. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 3/3 âm lịch là Bình lại về quê để tảo mộ. Đó là tục lệ của quê Bình.
Về thăm nhà xưa

Về thăm nhà xưa

(PNTĐ) - Sáng nay, cả đại gia đình chúng tôi trở về thăm ngôi nhà xưa-nơi ông bà tôi từng ở và nuôi bác và bố tôi khôn lớn. Ngôi nhà nằm ở vùng trung du, cách Hà Nội 2 giờ đi xe.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.