Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lại 16,5 triệu USD chi phí cho bộ sách giáo khoa

Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 6/11, tại phiên chất vấn và trả lời chấn vấn tại hội trường Quốc hội, nhiều đại biểu đặt câu hỏi cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề đầu tư kinh phí từ ngân sách để đổi mới sách giáo khoa.

 

Đại biểu Nguyễn Lân HiếuĐại biểu Nguyễn Lân Hiếu (ảnh Quốc hội)

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (đoàn An Giang) đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, “Khi Bộ tham mưu cho Chính phủ khái toán kinh phí cho chương trình đổi mới giáo dục, Quốc hội khóa XIII là 462 tỷ đồng. Vậy, hiện nay trong thực tế chúng ta đã đầu tư chi trả bao nhiêu tiền từ ngân sách quốc gia mà vay từ World Bank để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, biên soạn một cuốn sách giáo khoa, tài liệu và tổ chức tập huấn”.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân NhạBộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ (ảnh Quốc hội) 

Trả lời đại biểu Nguyễn Lân Hiếu, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, Chính phủ phê duyệt dự án đổi mới chương trình sách giáo khoa tổng thể là 80 triệu USD, trong đó 77 triệu vay ODA còn 3 triệu USD đối ứng. Trong cấu phần dành cho biên soạn một bộ sách giáo khoa như thiết kế ban đầu, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã báo cáo Chính phủ và Chính phủ đã báo cáo Quốc hội là không sử dụng khoaản tiền này nữa. Bộ trưởng khẳng định “Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lại 16,5 triệu USD xây dựng bộ sách giáo khoa và để trong tài khoản của World Bank. Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa sử số tiền này”.

Bộ trưởng cũng cho biết, về số tiền còn lại xây dựng chương trình, bộ đã triển khai xây dựng chương trình và các hoạt động phát triển chương trình tổng thể và môn học. Tính đến tháng 12/2020, kinh phí đã sử dụng 12 triệu USD, tương đương hơn 200 tỷ đồng. Bộ đã rà soát tất cả những chi phí không thiết thực liên quan đến tập huấn, tăng cường không hiệu quả, đặc biệt trong thời gian Covid-19. Như vậy, Bộ chi vào những khoản thực thi, và đã trả lại tổng số tiền là 29,7 triệu USD tiết kiệm được.

“Tiếp tục thực hiện chủ trương của Quốc hội là xã hội hóa sách giáo khoa. Chúng tôi tăng cường kiểm soát chất lượng sách giáo khoa, vẫn thực hiện chủ trương sách giáo khoa. Do vậy, tiết kiệm tiền chi ngân sách cho biên soạn giáo khoa, trừ trường hợp không có bộ sách nào, không có cuốn sách nào mà các nhà xuất bản trình thì lúc ấy Bộ sẽ phải làm theo đúng Nghị quyết 122 của kỳ họp thứ 9 Quốc hội vừa rồi”- Bộ trưởng nhấn mạnh.

VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Quận Tây Hồ: Phấn đấu "đường sạch, cây xanh, Hồ Tây không rác"

Quận Tây Hồ: Phấn đấu "đường sạch, cây xanh, Hồ Tây không rác"

(PNTĐ) -  Sáng 27/4, UBND quận Tây Hồ đã tổ chức Lễ phát động ra quân đảm bảo vệ sinh môi trường (VSMT), trật tự đô thị (TTĐT) với sự tham gia hưởng ứng của đông đảo các lực lượng, đơn vị trên địa bàn quận. Hoạt động nhằm  đảm bảo công tác VSMT, TTĐT trên địa bàn Quận nói chung và xung quanh Hồ Tây nói riêng từng bước đi vào nề nếp.
Ấn tượng chương trình nghệ thuật “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

Ấn tượng chương trình nghệ thuật “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

(PNTĐ) - Tối 26/4, tại Quảng trường thành phố Điện Biên Phủ, Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”; tổng kết Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024) và 70 năm Ngày ký hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 – 21/7/2024).
Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

(PNTĐ) - Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
Bảo mật dữ liệu trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Bảo mật dữ liệu trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(PNTĐ) - Sau khi xảy ra liên tiếp các vụ tấn công mã hóa dữ liệu, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trong nước đã quan tâm đầu tư hơn vào an toàn thông tin. Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cũng đã ráo riết chỉ đạo công tác này.