"Tự chủ đại học không có nghĩa là không có quản lý"

Chia sẻ

Đó là khẳng định của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam khi trả lời đại biểu Quốc hội tại phiên họp chiều 9/11 về tự chủ đại học, tạo điều kiện cho trường phát triển.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam trả lời chất vấn của các đại biểuPhó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam trả lời chất vấn của các đại biểu (ảnh Quốc hội). 

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, chúng ta đã thực hiện tự chủ đại học nhưng chỉ được một số bước, vừa rồi có kết quả tốt. Có 5 điểm có tính nguyên tắc cho toàn thế giới và một điểm có tính nguyên tắc cho Việt Nam và một số nước có hoàn cảnh tương tự mà ta cần hiểu rõ.

Một là, đại học không chỉ là nơi làm ra tri thức mà còn là nơi làm việc, sinh hoạt của tri thức có mặt bằng nhận thức xã hội cao hơn mặt bằng chung nên đại học cần xây dựng mô hình tiên tiến để lan tỏa tính sáng tạo, khoa học ra toàn xã hội.

Hai là, đã tự chủ phải luôn gắn với trách nhiệm giải trình, mọi hoạt động của cơ sở giáo dục đại học phải theo quy chế công khai để toàn xã hội giám sát.

Ba là, tự chủ không có nghĩa là Nhà nước không đầu tư tiền nữa. Ở các quốc gia, Nhà nước vẫn phải đầu tư để đặt hàng và xây dựng cơ sở vật chất.

Bốn là, tự chủ đại học không có nghĩa là không quản lý.

Năm là, tất cả quốc gia, cả Chính phủ, xã hội và nhà trường thực hiện tự chủ nhưng vẫn phải đảm bảo cơ chế cho một số đối tượng như con người nghèo không bị giới hạn cơ hội tiếp cận với giáo dục đại học.

Sáu là, khái niệm chủ sở hữu của đại học có thay đổi. Vì đóng góp vào trường đại học không chỉ là tiền, máy móc mà còn là trí tuệ. Đóng góp này là của toàn xã hội.

Về câu hỏi có nên bỏ chủ quản không, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết thực ra luật pháp nước ta giờ không còn chủ quản mà chỉ còn khái niệm cơ quan quản lý và cơ quan chủ sở hữu. Theo Phó Thủ tướng, có hai việc quan trọng là tất cả trường đại học phải thành lập hội đồng trường với tư cách là cơ quan thực quyền. Cùng với đó, các trường đều phải xây dựng quy chế điều hành, quản lý nội bộ và công khai cho toàn dân biết để giám sát.

Phó Thủ tướng cho biết, đây là quá trình chuyển đổi, có nhiều việc chưa được quy định rõ và chưa có tiền lệ nên khi xử lý cần bĩnh tĩnh và xu hướng là phải ủng hộ.

Theo Phó Thủ tướng, việc cách chức hiệu trưởng trường ĐH Tôn Đức Thắng là quyết định có ý kiến khác nhau, Chính phủ đã trao đổi với Bộ Tư pháp nhiều lần, và yêu cầu phải rất thận trọng.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: "Chính phủ, Thủ tướng đã lập đoàn công tác, gồm cả Bộ Tư pháp để vào xem xét, phân tích, báo cáo, sau đó công khai minh bạch cho toàn dân biết, nhưng tinh thần là Chính phủ công minh, ủng hộ tự chủ để tạo điều kiện cho trường phát triển".

VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền - Phó trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận dẫn đầu đoàn công tác của UBND thành phố Hà Nội đã làm việc với huyện Hoài Đức về: Rà soát tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác xây dựng và phát triển huyện Hoài Đức thành quận theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố; đánh giá tính khả thi phát triển huyện thành quận của Hoài Đức đến năm 2025.
Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương

Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương

(PNTĐ) - Sau thời gian học tập ở Liên Xô, đồng chí Trần Phú được Quốc tế Cộng sản cử về nước hoạt động và được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, sau đó ít lâu vào Ban Thường vụ Trung ương, đồng chí đã chủ trì dự thảo Luận cương chính trị của Đảng.