Sẽ không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, mà quy định về năng lực sử dụng

Chia sẻ

Chiều 9/11, trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, tới đây sẽ không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học nữa, mà chỉ quy định về năng lực sử dụng ngoại ngữ và tin học, thể hiện trong các kỳ thi kiểm tra trên máy vi tính và không yêu cầu phải cung cấp văn bằng, chứng chỉ.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trả lời các đại biểu Quốc hộiBộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trả lời các đại biểu Quốc hội (Ảnh Quốc hội)

Theo Bộ trưởng, trong quá trình tổ chức triển khai Luật sửa đổi năm 2019, các nghị định của Thủ tướng Chính phủ cũng tập trung cho vấn đề xem xét giảm bớt các thủ tục trong việc tuyển dụng, quản lý, thi nâng ngạch, thăng hạng viên chức, kể cả quá trình bổ nhiệm cán bộ.

Về vấn đề tuyển dụng, lần này nghị định Chính phủ đã quy định là đối với những trường hợp khi tốt nghiệp các bằng chuyên môn đã chuẩn về đầu ra ngoại ngữ, tin học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Ví dụ: Ngoại ngữ thuộc trình độ bậc 3) thì không cần phải yêu cầu có chứng chỉ ngoại ngữ nữa, nếu trường đại học đã đào tạo chuẩn rồi là không cần xuất trình bằng nữa.

Tương ứng như thế, trong vấn đề tuyển sinh đại học và thi nâng ngạch, nếu những đối tượng được miễn thi tin học, ngoại ngữ thì không cần phải nộp văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ nữa, miễn rồi là thôi.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho rằng, để thực hiện vấn đề này, trong nghị định cũng giao cho các Bộ quản lý chuyên ngành về cán bộ, công chức, viên chức sẽ ban hành thông tư hướng dẫn về tiêu chuẩn của ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp của viên chức, trong đó có quy định về trình độ tin học và ngoại ngữ theo từng vị trí việc làm. Có những vị trí không cần phải có trình độ thì không cần phải quy định, những vị trí cần trình độ ngoại ngữ ở cấp bậc cao hơn thì chúng ta quy định trong từng vị trí việc làm.

Để tiến tới bỏ các quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tuyển dụng, nâng ngạch công chức và thăng hạng viên chức, Bộ Nội vụ cũng đang phối hợp với các bộ, ngành sửa đổi các tiêu chí về chuyển ngạch của công chức và hạng viên chức.

Theo đó, sẽ không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học nữa, mà chỉ quy định về năng lực sử dụng ngoại ngữ và tin học, thể hiện trong các kỳ thi kiểm tra trên máy vi tính và không yêu cầu phải cung cấp văn bằng, chứng chỉ.

Trong thời gian qua, Bộ Nội vụ cũng đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các thông tư sửa đổi về chuẩn của chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non và phổ thông công lập, theo đó cũng không quy định chứng chỉ tin học, ngoại ngữ trong tiêu chuẩn đào tạo và bồi dưỡng.

Về công tác bổ nhiệm cán bộ, Bộ trưởng nhấn mạnh: “Khi đề bạt, bổ nhiệm cán bộ chúng ta phải có 7 văn bằng, chứng chỉ bây giờ tập trung chủ yếu: Một là, trình độ về chuyên môn; thứ hai là, lý luận về chính trị; thứ ba là, trình độ quản lý nhà nước. Đây là 3 chứng chỉ cơ bản khi đề bạt, bổ nhiệm, còn những văn bằng, chứng chỉ khác chỉ phục vụ trong quá trình đào tạo tiếp theo”.

VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Liên tục nợ thuế, Kim Oanh Group có đủ sức làm dự án 15.000 tỷ đồng?

Kim Oanh Group nợ thuế triền miên vẫn được Bình Dương chấp thuận làm dự án 15.000 tỷ đồng

Nhiều công ty nằm trong hệ sinh thái của Kim Oanh Group liên tục nằm trong danh sách nợ thuế, báo lỗ nhưng gần đây vẫn được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho làm dự án Đầu tư xây dựng Một Thế Giới – The One World (dự án Hoà Lân) với tổng vốn đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng.
Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền - Phó trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận dẫn đầu đoàn công tác của UBND thành phố Hà Nội đã làm việc với huyện Hoài Đức về: Rà soát tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác xây dựng và phát triển huyện Hoài Đức thành quận theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố; đánh giá tính khả thi phát triển huyện thành quận của Hoài Đức đến năm 2025.