Khánh thành Trung tâm đột quỵ tại bệnh viện Bạch Mai

Chia sẻ

Trung tâm Đột quỵ ra đời ngày 9/11/2020 hướng tới với mục tiêu xây dựng một trung tâm đột quỵ hoàn chỉnh, hiện đại hàng đầu Việt Nam, ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, áp dụng công nghệ cao trong chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh nhân đột quỵ.

Cắt băng khánh thành Trung tâm đột quỵ BV Bạch Mai.Cắt băng khánh thành Trung tâm đột quỵ BV Bạch Mai.

Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt, hàng năm cấp cứu và điều trị cho khoảng 6.000 – 8.000 người bệnh đột quỵ. Tuy nhiên hiện nay người bệnh đột quỵ chưa được điều trị tập trung, nằm rải rác tại nhiều khoa, phòng trong Bệnh viện như Khoa Cấp cứu, Khoa Thần kinh, Viện Tim mạch, Khoa Hồi sức tích cực, Khoa phẫu thuật thần kinh… do đó không tập trung được nguồn lực và chưa thống nhất chung được quy trình điều trị nên chưa đạt được hiệu quả điều trị tối ưu cho bệnh nhân đột quỵ.

Trong khi đó, lượng bệnh nhân mắc đột quỵ tại Việt Nam và trên thế giới chiếm số lượng lớn. Hàng năm, cả nước có khoảng 200 nghìn người bệnh đột quỵ mới mắc, gây tử vong đứng hàng thứ 3, gây tàn phế đứng hàng thứ nhất. Bởi vậy, việc xây dựng các đơn vị đột quỵ chuyên sâu sẽ làm cải thiện tỷ lệ tử vong, tăng cơ hội hồi phục tốt cho người bệnh đột quỵ não.

Lãnh đạo Bộ Y tế và BV Bạch Mai khảo sát phòng chăm sóc bệnh nhân tại Trung tâm đột quỵ.Lãnh đạo Bộ Y tế và BV Bạch Mai khảo sát phòng chăm sóc bệnh nhân tại Trung tâm đột quỵ.

Với phương châm “thời gian là não”, việc thực hiện điều trị người bệnh đột quỵ tiến hành nhanh chóng bao gồm chẩn đoán và xử trí cấp cứu, đặc biệt tiến hành tiêu huyết khối trong 4 - 5 giờ đầu. Đồng thời, người bệnh cần được phối hợp các chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh để can thiệp nội mạch lấy huyết khối cấp cứu, phối hợp chuyên khoa Phẫu thuật thần kinh để phẫu thuật cấp cứu cho người bệnh.

Bên cạnh đó, bệnh nhân đột quỵ nặng cũng cần phải được hồi sức thần kinh, thực hiện các thủ thuật cấp cứu tại giường. Người bệnh đột quỵ cũng cần được tập phục hồi chức năng sớm ngay giai đoạn cấp. Các chiến lược giáo dục, dự phòng tái phát đối với người bệnh cũng rất quan trọng. 

Theo PGS.TS Mai Duy Tôn - Giám đốc Trung tâm Đột quỵ: Trung tâm ra đời, ngoài việc đẩy mạnh công tác chuyên môn trong tiếp đón, cấp cứu, phân loại, xử trí bệnh nhân đột quỵ nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị bệnh nhân đột quỵ não, bệnh viện còn đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống cấp cứu và điều trị đột quỵ. Cùng với đó là việc đẩy mạnh công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực đột quỵ cho các bệnh viện trong cả nước.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.