Tiếng nói của nữ giới chốn nghị trường

Chia sẻ

Phiên chất vấn của kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV trở nên sôi động bởi các vấn đề được các đại biểu Quốc hội đưa ra chất vấn các thành viên Chính phủ, Chánh án TAND tối cao. Đặc biệt, phần chất vấn của các nữ đại biểu Quốc hội đã làm "nóng" nghị trường với những vấn đề dân sinh, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng.

So với các đại biểu Quốc hội là nam giới, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội vẫn còn "khiêm tốn", nhưng tại kỳ họp thứ 10, trong phần chất vấn, các nữ đại biểu đã chứng minh rằng "góc nhìn" từ các vấn đề đưa ra chất vấn không thua kém gì nam giới, thậm chí có phần còn sắc sảo hơn trong cách đặt vấn đề, đưa ra những câu hỏi chất vấn làm "nóng" nghị trường Quốc hội.

Điển hình như nữ đại biểu Gia Lai Ksor H'Bơ Khăp đã có phần chất vấn và tranh luận với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà, trước phát ngôn của Bộ trưởng về thủy điện nhỏ không có lỗi trong vụ bão lũ, sạt lở ở miền Trung. Cụ thể, nữ đại biểu đã đặt nhiều câu hỏi với người đứng đầu ngành Tài nguyên Môi trường về việc Bộ trưởng tiếp tục ủng hộ việc xây dựng thủy điện nhỏ nữa hay không? Đồng thời, bà cũng đặt câu hỏi về ông trời, mẹ thiên nhiên, có mối quan hệ với thực trạng bảo vệ môi trường hiện nay. Và những điều này liên quan đến vụ sạt lở miền Trung vừa qua. Bà đã thẳng thắn chất vấn về trách nhiệm của cơ quan quản lý tài nguyên môi trường với thực trạng bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay. Có thể nói tranh luận của nữ đại biểu với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường đã động đến những vấn đề quốc kế dân sinh đang diễn ra trong thực tiễn, cần người đứng đầu có trách nhiệm giải quyết.

nữ đại biểu Gia Lai Ksor H'Bơ KhăpNữ đại biểu Gia Lai Ksor H'Bơ Khăp hiện mang hàm Trung tá, Trưởng Công an Thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai.

 

Cùng với đó, tại phiên chất vấn về các vấn đề kinh tế-xã hội, nữ đại biểu Gia Lai Ksor H'Bơ Khăp tiếp tục làm “nóng” diễn đàn Quốc hội khi tranh luận với 2 bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về vấn đề rừng và bảo vệ môi trường, vấn đề xử lý chất thải của các dự án điện mặt trời. Bà thẳng thắn bày tỏ quan điểm rằng “có gì đó sai sai” khi Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thông tin tổng diện tích rừng hiện nay của Việt Nam là 14,6 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên là 10,3 triệu ha và rừng trồng là 4,3 triệu ha. Sau đó, bà đã dùng quyền tranh luận để trao đổi lại những vấn đề mà bà thấy còn bất cập.

Nữ đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (đoàn Phú Yên) cũng đã có bài phát biểu "gây sốt" về vấn đề sách giáo khoa khi nhận định: "Đọc báo cáo và lắng nghe giải trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo về bộ sách giáo khoa, tôi chỉ có thể nói rằng người lớn đã sai rồi, sai trong cách tiếp cận ngược, sai trong lối tư duy ngược, chẳng có nơi đâu làm sách cho trẻ nhưng lại mang ý chí và tham vọng của những người lớn, nó quá sức đối với một sự tiếp thu của đứa trẻ".

Cũng trong vấn đề sách giáo khoa, nữ đại biểu Quốc hội Đặng Thị Phương Thảo (Đoàn Nam Định) cũng đã nhấn mạnh 2/3 nội dung phần phát biểu của mình về những đề xuất giải pháp để ngành giáo dục tốt hơn, cũng như thẳng thắn chỉ ra những sai sót trong việc biên soạn một số bộ sách giáo khoa lớp 1 vừa qua. Những vấn đề về sách giáo khoa mà các nữ đại biểu Quốc hội tranh luận tại hội trường đã khiến Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lên tiếng sau đó.

Trong phiên chất vấn với Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, đại biểu Phạm Minh Hiền cũng gây ấn tượng khi hỏi về công tác quản lý báo chí, rằng quy định về tôn chỉ, mục đích trong hoạt động báo chí có gây khó khăn cho các nhà báo tác nghiệp, là mảnh đất màu mỡ cho lợi ích nhóm hay không...?

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nữ đại biểu Hồ Thị Kim Ngân- Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bắc Kạn đã nêu 2 vấn đề về nguyên nhân hiện nay hệ thống thông tin thị trường lao động thiếu sự liên thông giữa các tỉnh, các vùng, chưa gắn kết chặt chẽ giữa trung tâm với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm và giải pháp khắc phục tình trạng hiện nay trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp của thanh niên vẫn chưa đáp ứng được sự phát triển và yêu cầu của thị trường lao động.

Đây chỉ là một số trong những nữ đại biểu Quốc hội tham gia chất vấn và tranh luận với các tư lệnh ngành trong kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV năm nay. Họ đã thật sự mang lại một luồng sinh khí mới cho hoạt động chất vấn chốn nghị trường.

Thực tế cho thấy, phụ nữ tham chính là một thành tựu về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Phụ nữ và nam giới có những trải nghiệm và những kinh nghiệm thực tế khác nhau. Sự nhìn nhận và quan điểm của phụ nữ trong giải quyết những vấn đề của cuộc sống có những điểm riêng. Vì thế, tiếng nói ảnh hưởng của những nữ đại biểu Quốc hội sẽ giúp quá trình ra quyết định thấu đáo và sáng suốt hơn, làm cho chính sách công mang tính toàn diện, bao trùm hơn, đem lại lợi ích bình đẳng và công bằng cho cả phụ nữ, nam giới và những đối tượng thiệt thòi trong xã hội.

HẠ THI

Tin cùng chuyên mục

Biểu dương báo Phụ nữ Thủ đô đã tặng công trình an sinh tại tỉnh Điện Biên trị giá 450 triệu đồng

Biểu dương báo Phụ nữ Thủ đô đã tặng công trình an sinh tại tỉnh Điện Biên trị giá 450 triệu đồng

(PNTĐ) - Ngày 26/4/2024, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban triển khai nhiệm vụ công tác báo chí thành phố tháng 5/2024. Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học chủ trì Hội nghị.
Bài 2: Ý nghĩa và bài học lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ

Bài 2: Ý nghĩa và bài học lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Nói về chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 của dân tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ví “Điện Biên Phủ như là một cột mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi dấu nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã; đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới lên cao đến thắng lợi hoàn toàn”.
Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh!

Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh!

(PNTĐ) - Lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam không chỉ khẳng định phụ nữ là lực lượng quan trọng trong lao động sản xuất với những phẩm chất cần cù, đảm đang, thông minh, sáng tạo, mà còn ghi dấu truyền thống yêu nước “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo

Xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo

(PNTĐ) - Sáng 26/4, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Trường Đại học Giao thông vận tải tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/4) năm 2024.