Lặn lộn kiếm tiền thuê người chăm sóc... tổ ấm

Chia sẻ

Anh đi làm lương tháng 16 triệu/ tháng. Chị làm trong công ty may mặc, thu nhập tầm 15 triệu. Tính ra, lương hai vợ chồng đủ chi tiêu cho hai đứa con ăn học.

Lặn lộn kiếm tiền thuê người chăm sóc... tổ ấm - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

Công việc của cả anh và chị đều làm hết giờ hành chính, ít khi phải tăng ca ngoài giờ, trừ những dịp đặc biệt. Sau giờ làm việc, chị muốn đến phòng tập thẩm mỹ để tập nhằm giảm cân, giữ dáng. Anh cũng tham gia CLB tennis, bóng đá. Kết thúc các buổi tập đó phải hơn 8 giờ tối, thậm chí còn muộn hơn mới về nhà được. Việc đưa đón con, nấu ăn, kèm con học hàng ngày không có người quán xuyến nên anh chị thuê người giúp việc, thuê gia sư và xe ôm đưa đón con hàng ngày.

Để có tiền trả cho những dịch vụ ấy, họ buộc phải kiếm thêm thu nhập thì mới đủ trang trải. Vậy là ngoài công việc chính ở cơ quan, họ bận rộn với các công việc làm thêm bên ngoài. Từ lúc nào những công việc làm thêm ấy cứ cuốn họ mải mê bên ngoài gia đình nhiều hơn, bởi các mối quan hệ nảy sinh cần phải thiết lập để công việc được trôi chảy.

Mướt mải với công việc kiếm tiền, anh chị không còn thời gian dành cho con cái, gia đình. Lúc nào tôi cũng thấy họ bận rộn, tất bật. Những buổi họp phụ huynh đầu năm, giữa kỳ của con, đôi khi là “thầy giáo”, “cô giáo” gia sư của bọn trẻ, hoặc ông bà nội, ngoại đi hộ. Những bữa cơm do giúp việc nấu chỉ có một món duy nhất mà bọn trẻ yêu thích, vì anh chị ít ăn cơm nhà. Có lần, tôi chứng kiến bữa cơm tối của hai đứa trẻ, mỗi đứa một tô cơm trộn trứng tráng, vừa ăn vừa xem ti vi, không có rau, canh kèm theo vì chúng không thích ăn. Cô giúp việc bảo có nấu thì bọn trẻ cùng không ăn, đổ đi phí của nên không nấu nữa. Rõ ràng, bữa cơm đó, bọn trẻ ăn không đủ chất, nhưng anh chị không biết, hoặc không quan tâm đến. Bữa tối của chị chỉ có món salad, không thịt, không tinh bột để giảm cân, giữ dáng. Anh chủ yếu ăn ở bên ngoài. Bữa ăn cải thiện của gia đình thường ở nhà hàng, hoặc ở nhà ông bà nội, ngoại.

Có lần, tôi bất ngờ khi anh gọi điện hỏi cô giúp việc chiếc áo kẻ đã giặt chưa, áo trắng là rồi để ở đâu thay vì hỏi vợ mình. Anh giải thích, đã lâu rồi vợ anh không làm việc đó, và anh quen với việc người làm sắp đặt tủ quần áo của vợ chồng. Họ quan niệm, việc nào đã thuê giúp việc thì không cần đụng tay vào khiến anh chị vô tình bỏ quên vai trò của mình trong gia đình từ lúc nào không hay.

Nhà anh chị dạo này thường có mâu thuẫn lớn, là hàng xóm, tôi thường làm “trọng tài” bất đắc dĩ. Lý do họ cãi nhau thường là chuyện cô giáo gọi điện phản ánh tình trạng học hành chểnh mảng của con, chuyện chị không quan tâm đến nhà cửa, phó mặc cho giúp việc làm khiến đồ đạc đắt tiền bị hỏng, chuyện anh chẳng quan tâm gì đến vợ… Nhìn lại, những việc đó nếu anh chị cùng nhau quán xuyến, quan tâm thì mọi thứ sẽ ổn. Nhưng, khi đề cập đến trách nhiệm của mỗi người, ai cũng đưa số tiền cần phải trả cho việc thuê người nấu ăn, dọn dẹp, người đưa đón con, dạy con học… để thanh minh.

Có một nghịch lý đang xảy ra trong gia đình anh chị và rất nhiều gia đình khác trong cuộc sống hiện nay. Đó là, thay vì tự mình chăm sóc tổ ấm để gia đình hạnh phúc hơn thì mọi người lại đang kéo bản thân vào những guồng quay kiếm tiền bận rộn để thuê người khác làm hộ. Để rồi, kết quả nhận lại, tổ ấm không được chăm sóc chu đáo, thậm chí còn đổ vỡ, còn bản thân họ chẳng những mệt mỏi mà còn bị lôi kéo, sa ngã trong guồng quay kiếm tiền ấy.

THU VÂN

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.