Trưa 14/11, bão số 13 gây gió mạnh cấp 10, giật cấp 12 ở vùng ven biển từ Nam Nghệ An đến Quảng Ngãi

Chia sẻ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 7 giờ ngày 14/11, vị trí tâm bão số 13 ở khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 111,4 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Nam quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng đến Thừa Thiên - Huế khoảng 380 km, cách Quảng Trị khoảng 460 km về phía Đông Đông Nam.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (135-165 km/giờ), giật cấp 17. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 250 km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 100 km tính từ tâm bão.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình chủ động ứng phó với bão số 13. Ảnh: TTXVN phátBộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình chủ động ứng phó với bão số 13. Ảnh: TTXVN phát

Dự báo từ 7 giờ ngày 14/11 đến 19 giờ ngày 14/11, bão số 13 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 19 giờ ngày 14/11, vị trí tâm bão ở khoảng 16,2 độ Vĩ Bắc; 109,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (115-150 km/giờ), giật cấp 15.

Từ 7 giờ ngày 14/11 đến 7 giờ ngày 15/11, bão số 13 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km và suy yếu dần. Đến 7 giờ ngày 15/11, vị trí tâm bão ở khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 107,6 độ Kinh Đông, trên vùng ven biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100 km/giờ), giật cấp 13.

Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông từ 7 giờ ngày 14/11 đến 7 giờ ngày 15/11 (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 13,5 đến 18,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 114,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.

Từ 7 giờ ngày 15/11 đến 7 giờ ngày 16/11, bão số 13 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20 km, đi vào đất liền các tỉnh, thành từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Lào - Thái Lan.

Trên biển, vùng biển phía Tây khu vực Bắc và giữa Biển Đông (bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa) ngày 14/11 có mưa bão, gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão cấp 13-14, giật cấp 17; sóng biển cao từ 5-7 m, vùng gần tâm bão 9-11 m; biển động dữ dội. 

Vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi (bao gồm cả huyện đảo Cồn Cỏ, huyện đảo Lý Sơn, đảo Cù Lao Chàm và Hòn Ngư) có mưa bão, gió mạnh dần lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10-11, giật cấp 14; biển động dữ dội. Vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả huyện đảo Bạch Long Vĩ) gió Đông Bắc mạnh cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 10; biển động mạnh.

Ven biển các tỉnh, thành từ Thanh Hóa đến Đà Nẵng có khả năng nước dâng do bão cao 0,5-1,0 m. Nguy cơ ngập úng xảy ra ở vùng trũng thấp ven biển, cửa sông, đầm phá tại các tỉnh, thành: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng.

Từ trưa 14/11, trên đất liền từ phía Nam Nghệ An đến Quảng Ngãi gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng ven biển có nơi cấp 10, giật cấp 12. Từ chiều 14/11 đến ngày 16/11, từ phía Nam Nghệ An đến Quảng Nam có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 150-250 mm/đợt, có nơi trên 350 mm; ở Thanh Hóa, phía Bắc Nghệ An và Quảng Ngãi có mưa to với lượng mưa từ 50-150 mm/đợt. Cấp độ rủi ro thiên tai do bão cấp 3.

Theo chuyên gia Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay bão số 13 đã tăng cấp, mạnh lên cấp 14, giật cấp 17, khả năng khi áp sát bờ sẽ suy yếu nhưng vẫn là cơn bão mạnh hơn bão số 8 và yếu hơn bão số 9 vừa qua; đặc biệt nguy hiểm cho các tàu thuyền hoạt động trên biển.

Do đó, bà con ngư dân tuyệt đối không ra khơi, nhất là không di chuyển vào phạm vi ảnh hưởng của bão, trong vùng nguy hiểm trên biển - nơi có thể có gió cấp 12, giật cấp 15 kèm theo sóng rất lớn, từ 4- 6 m ở gần ven bờ và tới 10 m ở gần tâm bão. Các tàu thuyền nhỏ và các khu nuôi trồng thủy sản ven bờ phải triển khai các phương án ứng phó với gió mạnh và sóng lớn ngay từ ngày 14/11. Mưa lớn sẽ khiến nguy cơ lũ quét và sạt lở đất ở Bắc và Trung Trung Bộ tăng cao trong 2 ngày cuối tuần 14 và 15/11.

Theo baotintuc.vn

Tin cùng chuyên mục

Các cơ quan báo chí Thủ đô tích cực tuyên truyền những nhiệm vụ trọng tâm tháng 7

Các cơ quan báo chí Thủ đô tích cực tuyên truyền những nhiệm vụ trọng tâm tháng 7

(PNTĐ) - Các cơ quan báo chí Thủ đô đã kịp thời thông tin, tuyên truyền sâu sắc các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước và thành phố; trọng tâm là tuyên truyền cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức mô hình chính quyền địa phương hai cấp, đặc biệt là tại 126 đơn vị hành chính cấp xã mới; lan tỏa tinh thần đồng thuận trong xã hội, nêu bật tính chất đột phá, cách mạng và dấu ấn lịch sử của sự kiện này.
Các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 tiếp thêm niềm tin, tự hào dân tộc

Các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 tiếp thêm niềm tin, tự hào dân tộc

(PNTĐ) - Thực hiện chương trình công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025, đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương làm trưởng đoàn đã làm việc với thành phố Hà Nội và một số ban, bộ, ngành liên quan. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, lãnh đạo các bộ, ban, ngành.
Thuế thành phố Hà Nội: Các KOC, KOS, KOL làm chủ, các cá nhân nộp hơn 40 tỷ đồng tiền thuế

Thuế thành phố Hà Nội: Các KOC, KOS, KOL làm chủ, các cá nhân nộp hơn 40 tỷ đồng tiền thuế

(PNTĐ) - Chiều 10/7, Thuế thành phố Hà Nội thông tin, đơn vị đã thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt, ứng dụng công nghệ số, phân tích dữ liệu lớn từ các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT), ngân hàng, mạng xã hội và các tổ chức có liên quan. Nhiều hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là các KOC, KOS, KOL (người có ảnh hưởng mạnh) làm chủ, các cá nhân đã chủ động kê khai, khắc phục nộp vào ngân sách nhà nước, nộp hơn 40 tỷ đồng.