Tập huấn báo cáo viên về "Nữ quyền, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ"

Chia sẻ

Ngày 19/11/ 2020, nhân "Tháng Hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới", Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức chương trình tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên với nội dung "Nữ quyền, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ".

Các đại biểu tham dự buổi tập huấnCác đại biểu tham dự buổi tập huấn. 

Dự buổi tập huấn có các đồng chí: Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội; cùng đại diện lãnh đạo các ban Hội LHPN Hà Nội và các cán bộ chuyên trách thành hội, các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội. 

ĐồngĐồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy – Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội phát biểu khai mạc buổi tập huấn.

Phát biểu khai mạc buổi tập huấn, đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy – Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội cho biết, đây là hoạt động thiết thực hưởng ứng "Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới" năm 2020 với chủ đề “Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em”, diễn ra từ ngày 15/11 đến 15/12/2020. Thời gian qua, các cấp Hội PN đã tổ chức nhiều hoạt đọng như: diễn đàn đối thoại, tọa đàm, hội thảo, tập huấn về các nội dung liên quan đến chủ đề của Tháng hành động năm 2020; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, sân khấu hóa, giao lưu văn hóa văn nghệ, ththaorao về chủ đề bình đẳng giới và bạo lực trên cơ sở giới…

TiếnTiến sĩ Dương Kim Anh, Phó Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam, báo cáo viên buổi tập huấn

Tại hội nghị, các báo cáo viên, tuyên truyền viên được nghe Tiến sĩ Dương Kim Anh, Phó Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam trao đổi về nội dung một số vấn đề về nữ quyền; bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ Việt Nam và trên thế giới. Cụ thể, người phụ nữ cần hiểu được nữ quyền và giá trị của nữ quyền. Bên cạnh đó, phải xác định được rằng bản thân mình không thể gánh hết việc gia đình; cần có sự san sẻ, hỗ trợ của nam giới, người chồng trong gia đình. Theo đó, nữ quyền tức là quyền của phụ nữ, quyền con người và quyền bình đẳng giới. Quyền đó đã được luật pháp quy định, tuy nhiên giữa luật pháp và thực tế bao giờ cũng có khoảng trống. Nhiệm vụ của mỗi con người và các cơ quan, tổ chức là góp phần thu hẹp được khoảng trống đó.

Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững do Liên Hợp Quốc ban hành năm 2015, với 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) và 169 chỉ tiêu. Không thể có phát triển bền vững nếu như không đạt được tiến bộ về bình đẳng giới và lấy Mục tiêu phát triển bền vững số 5 (SDGs 5) - Trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái toàn cầu là trọng tâm ưu tiên, các mục tiêu SDG khác đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến mục tiêu này. Trong đó chỉ tiêu 5.4 thuộc Mục tiêu SDG5 nhấn mạnh sự cần thiết phải ghi nhận và đánh giá công việc gia đình và chăm sóc không lương thông qua chia sẻ trách nhiệm trong gia đình; phát triển các dịch vụ công và các chính sách bảo trợ xã hội.

Tại Việt Nam, Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (được Chính phủ ban hành năm 2017), cũng như Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 (ban hành năm 2019) đều quan tâm thúc đẩy bình đẳng giới trong gia đình.  Đặc biệt, Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 lựa chọn chỉ tiêu 5.4 để cụ thể hóa lộ trình hiện thực hóa chỉ tiêu này. Theo đó, đến năm 2025, tỷ lệ thời gian làm công việc nội trợ và chăm sóc gia đình không được trả công đạt ở mức 1,4 lần ở phụ nữ so với nam giới; phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ này đạt 1,3 lần ở phụ nữ so với nam giới; từng bước thu hẹp khoảng cách giới trong thực hiện công việc chăm sóc không được trả công. Để nâng cao nhận thức giới một cách hiệu quả, người đứng đầu gia đình, người đứng đầu cơ quan tổ chức (thường là nam giới) cần có cam kết thúc đẩy bình đẳng giới vì sự phát triển chung. Nếu chỉ nâng cao nhận thức giới không chưa đủ, cần khuyến khích nam giới tham gia vào các hoạt động hỗ trợ, trao quyền cho phụ nữ và các đối tượng yếu thế….

Qua tập huấn sẽ giúp các báo cáo viên, tuyên truyền viên nâng cao kiến thức, kỹ năng về một số vấn đề nữ quyền, bình đẳng giới và phương pháp tiếp cận giới hiện đại; tiến bộ của phụ nữ Việt Nam và trên thế giới.

Bài và ảnh THANH THANH

Tin cùng chuyên mục

Hội LHPN phường Yên Hòa tổ chức gặp mặt cán bộ hội phụ nữ phường

Hội LHPN phường Yên Hòa tổ chức gặp mặt cán bộ hội phụ nữ phường

(PNTĐ) - Chiều 18/7, Hội LHPN phường Yên Hòa tổ chức gặp mặt cán bộ hội phụ nữ nói chuyện chuyên đề về Vai trò của phụ nữ trong việc giữ gìn tổ ấm nền tảng của xã hội, đóng góp cho xã hội; chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con, giữ gìn hạnh phúc gia đình, chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ. Phó chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Phạm Thị Mỹ Hoa; Bí thư Đảng ủy Chủ tịch HĐND phường Yên Hòa Nguyễn Quốc Khánh dự hội nghị.
Đồng chí Nguyễn Thị Thu Nga làm Chủ tịch Hội LHPN phường Nghĩa Đô

Đồng chí Nguyễn Thị Thu Nga làm Chủ tịch Hội LHPN phường Nghĩa Đô

(PNTĐ) - Chiều ngày 18/7, Hội LHPN phường Nghĩa Đô tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về tổ chức Hội và công tác cán bộ; Gặp mặt Ban Thường vụ, Ban Chấp hành, Chi hội trưởng phụ nữ phường Nghĩa Đô. Đồng chí Lê Kim Anh, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội dự và chỉ đạo hội nghị.
Hội LHPN phường Hoàng Mai họp Ban chấp hành mở rộng, chung tay xây dựng đô thị văn minh, hiện đại

Hội LHPN phường Hoàng Mai họp Ban chấp hành mở rộng, chung tay xây dựng đô thị văn minh, hiện đại

(PNTĐ) - Sáng ngày 17/7/2025, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Hoàng Mai trang trọng tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng lần thứ nhất, chính thức ra mắt bộ máy lãnh đạo mới sau sáp nhập địa giới hành chính. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm của hơn 8.200 hội viên phụ nữ cùng chung tay xây dựng một phường Hoàng Mai văn minh, hiện đại, và kiến tạo cảnh quan đô thị sáng - xanh - sạch - đẹp.