Hành vi bạo hành trẻ em đáng lên án

Chia sẻ

Ngày 23/11, Cơ quan CSĐT, Công an huyện Yên Phong đã ra lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở, nơi làm việc và tạm giữ hình sự Nguyễn Thị Ánh T ((SN 1986, quê quán ở Nghĩa Mỹ, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) về hành vi "hành hạ người khác" theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự.

Theo tài liệu của CQĐT, khoảng 21h ngày 21/11, qua công tác nắm tình hình, Công an huyện Yên Phong đã phát hiện một cháu bé tại khu vực chùa thôn Lạc Nhuế (thuộc xã Thụy Hòa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) có biểu hiện bất thường. Sau khi đưa về trụ sở công an huyện, cháu bé khai tên là Trương Quang D (14 tuổi, quê quán ở Nghĩa Hành, Quảng Ngãi), đã mất mẹ, còn bố đang sống ở quê. Từ tháng 9/2020, cháu D được anh ruột đưa ra Yên Phong làm thuê tại quán bánh xèo miền Trung do Nguyễn Thị Ánh T và chồng là Ngô Thanh V (SN 1985, ở quận 12, TP.HCM) làm chủ. Theo lời kể của cháu D, trong quá trình làm việc tại quán, cháu bị bà chủ đánh đập nhiều lần, bị thương tích khắp cơ thể nên chiều 21/11/2020, cháu D bỏ trốn khỏi quán.

Cháu Trương Quang D bị chủ quán hành hạ, đánh đậpdẫn đến thương tích khắp người 	(Ảnh: Nguyễn Long)Cháu Trương Quang D bị chủ quán hành hạ, đánh đập dẫn đến thương tích khắp người (Ảnh: Nguyễn Long)

Sau khi tiếp nhận và xác minh ban đầu, Công an huyện Yên Phong đã chuyển D đến Trung tâm Y tế huyện Yên Phong để khám và điều trị, đồng thời giám định thương tật đối với các vết thương của cháu bé. Vị lãnh đạo khoa Ngoại, bệnh viện đa khoa Yên Phong nói, lúc nhập viện, cháu D bị nhiều vết thương khắp người, mặt có vết bầm tím, cẳng tay có vết bỏng, tinh thần hoảng loạn.

Trao đổi với PV, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Trưởng Văn phòng luật sư Nguyễn Anh, Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, hành vi của nghi phạm đã trực tiếp xâm hại đến quyền được bảo hộ về thân thể, sức khỏe, uy tín, danh dự, nhân phẩm của người bị lệ thuộc (ở đây là trẻ em 14 tuổi). Trong đó, các nghi phạm đã đánh đập cháu bé bằng các hung khí nguy hiểm, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của cháu bé.

Hiện các nghi phạm đang bị tạm giữ để điều tra về tội Hành hạ người khác. Đây là hành vi đối xử tàn ác với người bị lệ thuộc vào người phạm tội, làm cho nạn nhân đau đớn về thể xác và đè nén, áp bức về tinh thần như: đánh đập, giam hãm không cho ra khỏi nhà, bắt nhịn ăn, uống, không cho mặc đủ ấm… Tuy nhiên, nếu việc hành hạ đó còn gây thương tích nghiêm trọng cho nạn nhân thì nghi phạm còn phải chịu trách nhiệm về khách thể cao hơn đó là xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe người khác về tội Cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 134 BLHS.

AN TÚ

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.