Thực hư chuyện “người chết bỏ phiếu” cho ông Biden

Chia sẻ

Khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ dần đi vào hồi kết, nhiều tin đồn thất thiệt và gây hiểu lầm được lan truyền trên mạng. Một số thông tin đó đã được chiến dịch của Tổng thống Donald Trump và người ủng hộ ông khuếch đại nhằm củng cố cáo buộc "gian lận bầu cử" mà Tổng thống Mỹ đưa ra với đối thủ của mình.

Trong đó, tin đồn gây nhiều tranh cãi nhất là việc bố con trong một gia đình trùng tên, trùng địa chỉ là một trong những nguyên nhân dẫn đến tin đồn vô căn cứ rằng ông Biden nhận được phiếu bầu từ “những người đã chết".

Luật sư của đương kim tổng thống Trump, Rudy Giuliani, khẳng định ông Biden giành lợi thế ở Pennsylvania là nhờ lá phiếu từ những người đã chết. Trong khi đó, các nguồn tin từ Nhà Trắng lại cho rằng Tổng thống Trump đã lên kế hoạch để công bố cáo phó của những "cử tri đã chết" trong các cuộc mít tinh tới đây của ông.

Austen Fletcher, một cựu cầu thủ tự xưng là "nhà báo mạng", mới đây đã đăng video lên Twitter cho thấy có 4 cử tri có năm sinh từ 1900 tới 1902 đã nộp phiếu bầu vắng mặt trước cuộc bầu cử. Video này sau đó đã được những người ủng hộ đảng Cộng hòa lan truyền rộng rãi, nhằm củng cố cho cáo buộc có gian lận bầu cử diện rộng. Tài khoản Twitter có 2,7 triệu người theo dõi của Candace Owens đặt câu hỏi: "Tại sao phải để một người Mỹ bình thường phơi bày mức độ sai trái rõ ràng đến thế".

Người ủng hộ ông Joe Biden đổ ra đường ăn mừng chiến thắng.Người ủng hộ ông Joe Biden đổ ra đường ăn mừng chiến thắng.

Phản ứng ngay sau tin đồn, giới chức bang Michigan đã nhanh chóng làm rõ cáo buộc của Fletcher, cho biết những "người hơn trăm tuổi" này trên thực tế đều là cử tri hợp pháp, nhưng năm sinh của họ bị hệ thống ghi nhận sai. Catherine Lewis, thư ký thị trấn Hamlin cho hay, một trong số những đó là một bà cụ 74 tuổi sống ở thị trấn Hamlin, Michigan, người lần đầu tiên đề nghị được bỏ phiếu vắng mặt sau nhiều năm không đi bầu cử. Vì người này không có dữ liệu trên hệ thống bầu cử, máy tính của bang thông báo không có thông tin về ngày sinh của bà và tự động gán cho cử tri này ngày sinh mặc định là 01/01/01, tức ngày 1/1/1901. Lewis cũng nhấn mạnh là biết rất rõ nữ cử tri trên do thị trấn vùng nông thôn này chỉ có vỏn vẹn 3.400 dân. Bà còn trực tiếp lái xe tới nhà người nữ cử tri để chụp ảnh bằng lái xe giúp nữ cử tri này có thể đủ điều kiện để bỏ phiếu qua thư. Tuy nhiên lại chưa cập nhật thông tin lên hệ thống trước khi Fletcher đăng video "tố cáo". Lewis cam đoan "Xin hãy yên tâm, bà ấy là một cử tri hợp pháp".

Có nhiều bài đăng trên Twitter cho rằng tại Michigan, có cử tri tên William Bradley sinh năm 1902, đã qua đời nhưng vẫn được tính phiếu bầu. Tin đồn này thậm chí còn được chính Donald Trump Jr. - con trai cả của đương kim tổng thống, người cũng trùng tên với cha mình chia sẻ. Ngay dưới tweet này, tài khoản của chính quyền bang Michigan đã nhấn mạnh: "Đây là thông tin sai. Phiếu bầu của những cử tri đã qua đời đều bị từ chối ở Michigan, kể cả những cử tri đã bỏ phiếu sớm qua thư và qua đời trước ngày bầu cử". Theo trang kiểm chứng thông tin chính trị Politifact, một trong những người được đề cập ở các bài đăng trên bị nhầm lẫn với người cha đã qua đời của ông ấy; hai cha con có tên và địa chỉ hoàn toàn giống nhau. Giới chức Michigan cho biết phiếu bầu của người con trai đã bị quy nhầm cho người cha trên hệ thống bầu cử chính thức.

Bà Deborah Jean Christiansen, người bỏ phiếu cho ứng viên Joe Biden bức xúc vì bị chiến dịch của Trump tố Bà Deborah Jean Christiansen, người bỏ phiếu cho ứng viên Joe Biden bức xúc vì bị chiến dịch của Trump tố "đã chết".

Ngoài những tin đồn về người chết “đội mồ” sống dậy bầu cử, Một tin đồn khác cũng được lan truyền rộng rãi liên quan đếm việc kiểm phiếu ở bang chiến trường Arizona, cho rằng có âm mưu nhằm loại bỏ phiếu bầu ở những khu vực ủng hộ đảng Cộng hòa bằng cách phát bút dạ cho cử tri ở đó điền phiếu bầu. Theo đó, các máy kiểm phiếu sẽ không thể đọc được phiếu bầu sử dụng loại bút này, do đó phiếu sẽ không được tính. Từ đó làm ảnh hưởng tới lượng lớn phiếu bầu của người ủng hộ Trump do bị coi là không hợp lệ. Giới chức hạt Maricopa nhanh chóng bác bỏ thông tin trên, khẳng định việc dùng bút dạ không ảnh hưởng đến phiếu bầu. Tổng thư ký bang Arizona, Katie Hobbs viết: "Nếu bạn bỏ phiếu bầu trực tiếp, phiếu của bạn sẽ được tính bất kể dùng loại bút gì, kể cả bút dạ. Nếu máy không đọc được phiếu bầu vì lý do nào đó, các nhân viên sẽ kiểm đếm chúng bằng nhiều cách khác”.

Một tin đồn khác là bang Wisconsin có nhiều phiếu bầu hơn số cử tri thực tế đăng ký. Sau khi điều tra, chính quyền bang cho biết các số liệu được đăng tải là từ năm 2018, bài đăng sai sự thật về con số cử tri đi bầu cử đã bị xóa, nhưng người dùng Facebook và Twitter vẫn tiếp tục chia sẻ ảnh chụp màn hình về nó. Năm nay, số cử tri bỏ phiếu ở Wisconsin cao hơn nhiều so với các năm trước. Bang này cũng cho phép cử tri đăng ký bầu cử vào đúng ngày 3/11, có nghĩa là tổng số cử tri đăng ký thậm chí có thể cao hơn so với con số được báo cáo hiện nay.

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

(PNTĐ) - Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người, nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan, dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế của Việt Nam.
Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

(PNTĐ) - Để công chúng hiểu rõ hơn về ASEAN, các cơ quan báo chí Việt Nam cần có những tác phẩm báo chí phân tích, nhận định chuyên sâu hơn về các cơ hội cũng như thách thức và thành tựu mà khối ASEAN đã đạt được. Đặc biệt là trong bối cảnh tình hình thế giới nhiều biến động.