Huyện Mê Linh khởi sắc từ chương trình xây dựng nông thôn mới

Chia sẻ

Ngày 27/11, tại cuộc làm việc với báo chí, ông Nguyễn Anh Tuấn – Phó Bí thư Thường trực huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Mê Linh cho biết, Mê Linh hiện đã đạt nhiều thành tựu về xây dựng nông thôn mới.

Tại buổi làm việc, đồng chí Hoàng Anh Tuấn – Phó Chủ tịch, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh báo cáo, Mê Linh hiện là huyện duy nhất được sáp nhập Hà Nội sau 17 năm.

Những cánh đồng rau sạch của huyệnNhững cánh đồng rau sạch của huyện

Huyện Mê Linh được Thủ tướng Chính phủ quy hoạch từ năm 2004, định hình quy hoạch 3 vùng: Vùng phát triển nông nghiệp, vùng phát triển đô thị, nông nghiệp sinh thái. Trên cơ sở của việc quy hoạch đó, Mê Linh được TP Hà Nội triển khai xây dựng khu công nghiệp Quang Minh có khoảng gần 300 doanh nghiệp đầu tư, nguồn thu ngân sách mỗi năm khoảng 4.500 tỷ đồng. Hiện nay, Huyện đã có 47 dự án đầu tư, tuy nhiên một số dự án còn chậm tiến độ. Huyện đã tổ chức nhiều buổi đối thoại với doanh nghiệp. Tiến độ chậm thường do điều chỉnh quy hoạch, năng lực đầu tư của các đơn vị còn yếu. Huyện có giao thông thuận lợi, có cả đường sắt, có 19km2 bờ đê Sông Hồng, đất phì nhiêu, trồng hoa, trồng chuối, ngô... Nhưng vấn đề giải pháp để phát triển các vùng này vẫn chưa giải đáp được.

Tình hình kinh tế xã hội, trong 10 tháng qua, huyện đã tổ chức thực hiện phòng chống dịch Covid-19, với tinh thần không chủ quan, đặc biệt huyện có thôn Hạ Lôi có bệnh nhân nhiễm bệnh. Ngay sau khi xảy ra ca bệnh đầu tiên, huyện đã cách ly 1,1 vạn dân trong 28 ngày. Đây là việc cách ly đúng đắn và kịp thời, nên đã khống chê, ngăn chặn được dịch bệnh.

Về phát triển kinh tế, xã hôi, trong 10 tháng đầu năm, huyện tăng trưởng kinh tế mức 7,7%, kết quả thu nội địa với một số địa phương khác hết sức khó khăn, bởi liên quan đến dịch bệnh, khách du lịch ít, nhưng với huyện Mê Linh, 10 tháng qua ước thu đạt tăng 20% so với cùng kỳ, tăng 16% so với mức thành phố giao. Đây là một trong những kết quả vượt bậc so với những năm trước đây. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 6,2% so với cùng kỳ.

Lộ trình năm 2021, huyện phải hoàn thiện các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới, đến nay huyện đạt 7/9 tiêu chí, còn 2 tiêu chi là giáo dục và môi trường chưa đạt. Trên địa bàn có 6 trường, nhưng tiêu chí ít nhất 4 trường phải đạt chuẩn quốc gia.  

Đường bê tông được ra tới nội đồng, hệ thông tưới tiêu đáp ứng công nghiệp hóa. Hiện nay, củ cả giá trị cao, năng suất lớn, nhưng khó nhất đầu ra. Chính quyền làm cách nào để có thể tiêu thụ hiệu quả được sản phẩm.

Trưởng phòng Kinh tế, huyện Mê Linh cho biết, trên địa bàn huyện có 18 xã, thị trấn, còn mô hình HTX dịch vụ nông nghiệp, có 95 HTX, trong đó có 56 HTX dịch vụ nông nghiệp. Mỗi HTX có khoảng 5-7 người thường do hộ gia đình thành lập. Huyện thường xuyên chỉ đạo, công tác triển khai, đánh giá kết quả. Có khoảng 40% HTX dịch vụ nông nghiệp đạt kết quả tốt. HTX có tiêu chí sản xuất, vai trò của HTX phải tổ chức hoạt động kinh doanh, vận động, tuyên truyền bà con hiến đất nông nghiệp, để dồn điền đổi thửa…

Quá trình trình triển khai, xây dựng NTM, huyện Mê Linh luôn quan tâm, chú trọng đến công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, lãnh đạo, đảng viên và nhân dân về xây dựng NTM. Đồng thời tổ chức thăm quan, học tập mô hình điểm ở trong và ngoài thành phố cho cán bộ làm công tác xây dựng NTM từ huyện đến các thôn, làng và đại diện các hộ dân.

Sau 10 năm thực hiện Chương trình số 02, Mê Linh đã đầu tư làm hơn 430km đường giao thông liên xã, liên thôn, đường ngõ xóm và trục chính nội đồng. Xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo hàng chục trường học, Nhà văn hóa, công trình thủy lợi, điện...

Sau khi thực hiện thành công dồn điền đổi thửa, huyện xác định đây là cơ hội để tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Huyện đã hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh tập trung như: sản xuất hoa, cây cảnh quy mô từ 20ha trở lên tại các xã Mê Linh, Văn Khê, Đại Thịnh…;

Để đạt được những kết quả tích cực trong công tác xây dựng nông thôn mới, huyện Mê Linh tiếp tục tập trung phát triển hạ tầng thiết yếu nông thôn; Phát triển kinh tế, sản xuất gắn với tái cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân; Nâng cao chất lượng về văn hóa, xã hội, môi trường; Công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, phát huy cao sự tham gia tích cực chủ động của nhân dân và sự quan tâm của toàn xã hội. Cùng với đó, cần tăng cường huy động đa dạng các nguồn lực xây dựng NTM từ Trung ương đến địa phương, trong đó phát huy tối đa nội lực của địa phương, đặc biệt là các nguồn lực từ doanh nghiệp; Để các tiêu chí được bền vững, Huyện ủy, UBND huyện tập trung chỉ đạo các xã đã đạt các tiêu chí xây dựng NTM phải xây dựng kế hoạch tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng.

PHẠM HẰNG

Tin cùng chuyên mục

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

(PNTĐ) - Trong những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi đến thăm Thượng tá, cựu chiến binh Đinh Văn Chiến, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội - người đã từng tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975. Đã 49 năm trôi qua, nhưng những ký ức hào hùng của một giai đoạn lịch sử vẫn còn mãi trong người chiến sĩ thương binh bộ đội Cụ Hồ anh dũng, quả cảm.
Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

(PNTĐ) - Không còn chiến tranh, không còn chia cắt, đất nước Việt Nam giờ đây vươn mình mạnh mẽ hội nhập với thế giới. Thế hệ thanh niên ngày nay cũng hướng đến trở thành những công dân toàn cầu, ham học hỏi, đầy tài năng. Và hơn hết, trong trái tim mỗi người đều một lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết.
Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, ứng phó với vấn đề già hoá dân số

Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, ứng phó với vấn đề già hoá dân số

(PNTĐ) - 790 người cao tuổi phường Bồ Đề được hướng dẫn bài thể dục tránh ngã. Đây là chương trình thuộc dự án "Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, ứng phó với vấn đề già hoá dân số áp dụng mô hình Tsuyama" (JICA). Dự án đã góp phần nâng cao nhận thức về già hóa dân số, trách nhiệm và nghĩa vụ của cá nhân, gia đình và cộng đồng trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.