Lan tỏa những tấm gương thầm lặng và cao quý giữa đời thường

Chia sẻ

400 tấm gương sáng thầm lặng, bằng trái tim và sự nhiệt huyết của mình đang hằng ngày chăm lo cho cộng đồng xã hội, cho những người yếu thế, thiệt thòi hơn trong cuộc sống bằng những công việc, hành động thầm lặng vì cộng đồng, không đòi hỏi điều gì lớn lao ở xã hội.

Chiều 28/11, tại Hà Nội diễn ra Lễ tuyên dương Những tấm gương thầm lặng vì cộng đồng và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, do Bộ LĐTB&XH tổ chức.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới cho Tập thể Hội đồng bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt NamChủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới cho Tập thể Hội đồng bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (Ảnh: Anh Tuấn)

Tham dự Lễ tuyên dương có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Ủy viên Bộ chính trị Nguyễn Thiện Nhân; Trưởng ban Kinh tế T.Ư Nguyễn Văn Bình; Chủ tịch Uỷ ban T.Ư MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn; Trưởng ban Nội chính T.Ư Phan Đình Trạc; Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh; Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung... Và đại diện lãnh đạo các bộ, ngành T.Ư cùng 400 tấm gương tiêu biểu, thầm lặng vì cộng đồng.

Đây là sự kiện lần đầu tiên được tổ chức trên quy mô toàn quốc với 400 đại biểu tiêu biểu nhất trong lĩnh vực công tác xã hội ở khắp mọi miền tổ quốc. Đó là những người dân đã và đang dành công sức, tiền của của mình và vận động xã hội chăm lo người có công với cách mạng, chăm sóc các nghĩa trang liệt sỹ, chăm sóc người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tâm thần, người khuyết tật, người nghèo, người  nhiễm HIV/AIDS, cai nghiện ma túy, hiến máu nhân đạo, cứu nạn, cứu hộ...

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới cho ông Lê Văn Kiểm và bà Trần Cẩm Nhung tại buổi lễChủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới cho ông Lê Văn Kiểm và bà Trần Cẩm Nhung tại buổi lễ (Ảnh: Anh Tuấn).

Sự kiện được tổ chức nhằm động viên, khích lệ, những tấm gương tiêu biểu, tạo sự lan tỏa tới toàn xã hội, nhân rộng các điển hình, góp phần xây dựng, giữ gìn và nâng cao đạo đức xã hội, truyền thống tốt đẹp của người Việt "thương người như thể thương thân", đồng thời, tạo những phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp, hướng tới Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ X.

Tại Lễ tuyên dương, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, Công tác an sinh xã hội và các chính sách xã hội của đất nước ta đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường và nâng cao phúc lợi xã hội, đời sống nhân dân về tinh thần và vật chất. Tuy còn nhiều khó khăn, song tỷ lệ đảm bảo ngân sách thực hiện các chính sác xã hội tăng dần hàng năm. Tổng chi của ngân sách Nhà nước cho trợ giúp xã hội năm 2019 lên đến 35 ngàn tỷ đồng.

Hơn 400 tấm gương tiêu biểu thầm lặng vì cộng đồng được tuyên dương là những thầy giáo, cô giáo dành cả cuộc đời đem con chữ cho những trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, trẻ em lang thang, cơ nhỡ. Họ là những người đã tự nguyện hiến tặng cả tài sản, đất đai, nhà cửa để nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng trăm người già có hoàn cảnh neo đơn, không nơi nương tựa; những người khuyết tật, người bị di chứng chất độc da cam.

Đó là ông Hồ Văn Thương, 24 năm qua đã tận tâm tận tụy chăm lo cho hơn 4.000 phần mộ các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sỹ của huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An. Ông là tấm gương tiêu biểu cho hàng ngàn các bác, các chú, các anh không quản ngày đêm, vất vả âm thầm chăm sóc nơi yên nghỉ của hàng trăm liệt sỹ.

Đó là bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, tại Bà Rịa – Vũng Tàu, đang tổ chức và duy trì việc nuôi hàng tháng 68 trẻ em tàn tật là nạn nhân chất độc da cam và mở quán cơm từ thiện Nghĩa Tình, phục vụ miễn phí cho người nghèo khó, cho nạn nhân da cam, cho người tàn tật, bệnh nhân nghèo tại thành phố Vũng Tàu với số tiền bỏ ra đến nay lên đến hàng chục tỷ đồng.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu tại buổi lễPhó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu tại buổi lễ (Ảnh: Anh Tuấn)

Đó là ông Bùi Công Hiệp, phường Long Phước, quận 9, TP Hồ Chí Minh là một cựu binh tình nguyện cùng gia đình hơn 10 năm qua đã nuôi dạy hơn 100 trẻ bị bỏ rơi, nhỏ nhất mới vài tháng tuổi, lớn nhất đã 8 tuoir. Năm 2019, ông quết định dành hơn 2.500m2 đất cùng căn nhà trị giá hơn 100 tỷ đồng làm mái ấm cho trẻ mồ côi, Được sự ủng hộ của chính quyền, ông đã mở mái ấm có tên là “Thiên thần”, thuê 10 bảo mẫu, ngày đêm chăm sóc cho các cháu Hàng ngày, những công việc như nấu ăn, đưa đón các con đi học, lo cho các con ngủ đều do ông Hiệp tự tay làm với mong muốn, tâm nguyện khi lớn lên, ra khỏi mái ấm, các con trưởng thành về mọi mặt, trở thành công dân có ích cho xã hội..

Tấm gương anh Lê Anh Tuấn, tại tỉnh Bình Dương, là “Hiệp sĩ bóng đêm” với chiếc xe riêng của mình đã chạy hơn 500 chuyến cấp cứu miễn phí, kịp thời đưa người bị nạn vào bệnh viện để được cứu sống...

Vợ chồng cựu chiến binh Lê Văn Kiểm và bà Trần Cẩm Nhung - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sân Golf Long Thành (tỉnh Đồng Nai) đã từ thiện bằng nhiều hình thức đến nay lên tới gần 1.300 tỷ đồng…

“Các bác, các cô, các chú dự cuộc gặp mặt này thực sự là những bông hoa đẹp, đại diện cho lòng nhân hậu của hàng triệu người dân Việt Nam, là biểu hiện sinh động của truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta. Các đại biểu gặp mặt là biểu tượng cho đức hy sinh, lòng bao dung, tình nhân ái; là mạch nguồn nuôi dưỡng, ngọn lửa thuần khiết sưởi ấm và giúp hiện thực hóa ước mơ hạnh phúc của những mảnh đời bất hạnh” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu.

Cũng trong buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng tạo từ năm 2009-2019, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc và trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi  mới cho hai ủy viên Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam là bà Trần Cẩm Nhung và Anh hùng Lao động Lê Văn Kiểm vì đã có thành tích xuất sắc trong lao động, sáng tạo từ năm 2009-2019.

Cũng trong buổi lễ Tuyên dương, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh bày tỏ sự tri ân với 400 người được tôn vinh tại buổi lễ. Đồng thời khẳng định, tinh thần tương thân tương ái, tình yêu thương nồng ấm của người Việt Nam. Dịch bệnh Covid-19, bối cảnh thiên tai, bão lũ kinh hoàng vừa qua, lòng tốt, tinh thần thiện nguyện trong xã hội càng được khơi lên và lan tỏa.

Trước đó, tối ngày 27/11/2020, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gặp mặt biểu dương và trực tiếp trao tặng Bằng khen của Thủ tướng cho 50 đại biểu, đại diện cho 400 đại biểu tham dự buổi lễ Tuyên dương “Những tấm gương sáng thầm lặng vì cộng đồng”.  

HỒNG NHUNG

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ tại Cam Ranh

Đoàn công tác thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ tại Cam Ranh

(PNTĐ) - Ngày 17/4, trong khuôn khổ chuyến công tác đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa, Đoàn công tác của thành phố Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến làm Trưởng đoàn cùng đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các quận, huyện, sở, ngành đã tới dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Khu tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma tại xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
Kiểm tra công tác quản lý đất đai 9 dự án ở An Giang

Kiểm tra công tác quản lý đất đai 9 dự án ở An Giang

Cơ quan chức năng tỉnh An Giang phải cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác quản lý đất đai đối với 9 dự án nằm trên địa bàn. Trong đó một số dự án từng bị Thanh tra Chính phủ kết luận có nhiều sai phạm.