Vaccine ngừa Covid-19 và những thách thức hậu cần phân phối

Chia sẻ

Việc vaccine phát triển đi kèm với nhiều mối lo như làm thế nào để phân phối hợp lý cho người dân toàn cầu và gần đây nhất là những thách thức trong hoạt động vận chuyển và bảo quản chế phẩm này.

Nhân viên FedEx xử lý đá khô trong kiện hàng vaccine.Nhân viên FedEx xử lý đá khô trong kiện hàng vaccine. 

Vấn đề sống còn

Không riêng gì vaccine ngừa Covid-19, bất cứ loại vaccine nào sau khi được nghiên cứu và sản xuất đều không thể đến tay người tiêu dùng ngay lập tức. Những liều thuốc này cần phải trải qua quá trình dài vận chuyển bao gồm nhiều công đoạn với nhiều phương tiện khác nhau như xe tải, máy bay để có thể phân phối từ nhà sản xuất đến với người sử dụng.

Theo ước tính của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), 8 tỷ là số lượng vaccine mà các nước trên thế giới hiện đang cần. Điều này có nghĩa là cho dù mỗi bệnh nhân chỉ cần duy nhất một liều thì cũng cần phải có tới 8.000 máy bay vận tải Boeing 747 để vận chuyển đủ số lượng vaccine cần thiết, trong khi các thử nghiệm lâm sàng hiện nay đều chứng minh rằng để có hiệu quả, mỗi bệnh nhân cần dùng tới 2 liều vaccine. Hãng vận tải DHL của Đức cho biết, sẽ cần phải có khoảng 15.000 chuyến bay, cộng thêm 15 triệu lượt giao hàng trong vòng hai năm tới để có thể phân phối vaccine trên toàn cầu.

Tuy nhiên, việc đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biên phức tạp và bùng phát mạnh trở lại ở nhiều nước đã khiến hầu hết các chuyến bay thương mại - một phần quan trọng của mạng lưới vận tải hàng hóa trên thế giới phải tạm ngưng. Dù có được dỡ bỏ hạn chế đi lại thì các đơn vị vận tải vẫn cần phải có một khoảng thời gian nhất định để tái khởi động lại các hoạt động bay của mình gồm nhiều hoạt động như đào tạo lại phi công và kiểm tra kỹ thuật máy bay. Ngoài ra, ngành hàng không thế giới còn phải “gánh” thêm trách nhiệm vận chuyển thiết bị vật tư y tế trong khi vẫn phải duy trì công tác vận chuyển các mặt hàng thiết yếu.

Đó mới chỉ là những khó khăn về mặt phương tiện. Bản thân những liều vaccine cũng mang theo một thách thức lớn khác: chúng là sản phẩm rất nhạy cảm với nhiệt độ nên yêu cầu bắt buộc khi vận chuyển là phải có các thiết bị và vật liệu chuyên dụng như hộp mát, tủ đông lạnh và rất nhiều đá khô.

2 ứng viên vaccine ngừa SARS-CoV-2 “sáng giá” do hai công ty Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) phối hợp phát triển cần phải được bảo quản ở nhiệt độ lên tới -70 độ C. Đây là mức nhiệt độ bảo quản “không tưởng” đối với ngay cả các bệnh viện hiện đại nhất, trong khi những loại vaccine ngừa cúm thông thường chỉ cần bảo quản trong tủ lạnh bình thường.  Việc vaccine không được bảo quản đúng nhiệt độ quy định sẽ gây ra nhiều hệ lụy đáng lo ngại như giảm hoặc mất hiệu quả phòng bệnh, lãng phí, mất niềm tin của khách hàng... “Chênh lệch nhiệt độ dù chỉ trong một phút hay thậm chí tính bằng giây thôi cũng là một điều cấm kỵ”, Giám đốc công ty chuyển phát nhanh Biocard, Oleg Baykov cho hay. Điều này đã vô hình chung gây thêm rất nhiều khó khăn cho việc phân phối vaccine đến các khu vực nghèo, vùng sâu vùng xa, nhất là tại nhiều khu vực ở châu Á, châu Phi và Mỹ-Latin - những nơi có khí hậu nóng và cơ sở hạ tầng bảo quản hạn chế.

Những tủ cấp đông chuyên dụng để trữ vaccine của UPS tại Louisville, Mỹ.Những tủ cấp đông chuyên dụng để trữ vaccine của UPS tại Louisville, Mỹ.

Những giải pháp

Tổ chức Y tế thế giới cho biết hiện nay trên thế giới đang có khoảng 200 “ứng cử viên” vaccine ngừa Covid-19 đang trong giai đoạn phát triển, trong đó, một số đã đến giai đoạn 3 là thử nghiệm trên người ở diện rộng.

Do đăc tính của vaccine là được sản xuất dưới dạng lỏng và đòi hỏi phải được bảo quản ở nhiệt độ cực thấp, các nhà khoa học Nga đã nêu ra khái niệm về một loại “vaccine khô” như là một giải pháp khả thi cho việc vận chuyển và bảo quản vaccine.

Hãng tin Reuters cho hay, Nga đang thử nghiệm một quy trình giúp biến vaccine ngừa Covid-19, Sputnik V do nước này sản xuất thành dạng ‘đông khô’. Theo đó, sản phẩm sẽ được sản xuất thành dạng khô đông lạnh nhằm tăng thời hạn sử dụng của thuốc và đặc biệt là có thể bảo quản được ở nhiệt độ tủ lạnh thông thường từ 2 đến 8 độ C (so với khi ở dạng lỏng, vaccine này cần tới -18 độ C mới có thể bảo quản được). Khi tiêm, các cơ sở tiêm chủng chỉ cần tiến hành pha loãng theo đúng tỷ lệ tiêu chuẩn là có thể sử dụng.

Giám đốc Quỹ Đầu tư trực tiếp của Nga (RDIF), đồng thời cũng là cơ quan tài trợ sản xuất vaccine Sputnik V, ông Kirill Dmitriev nhấn mạnh, các thử nghiệm được thực hiện một cách nghiêm túc đã ghi nhận phản ứng miễn dịch hoàn toàn “giống nhau” với cả 2 dạng vaccine đông khô và lỏng. Được biết, một tỷ lệ lớn liều lượng vaccine Sputnik V có thể sẽ được điều chế ở dạng đông khô từ tháng 2-2021. Sản xuất 2 triệu liều vaccine Sputnik V cho tới cuối năm nay, sau đó nâng công suất lên tới 6 triệu liều mỗi tháng tính từ mùa xuân sang năm đang là tham vọng của chính quyền Moscow.

Mặc dù vaccine Covid-19 đang là ưu tiên hàng đầu trong rất nhiều nỗ lực chung toàn cầu nhằm đối phó với đại dịch. Tuy nhiên, những hướng dẫn chính thống về quy trình vận chuyển, bảo quản vaccine vẫn chưa được đưa ra. Do đó, cần phải có sự phối kết hợp giữa chính phủ các nước, các nhà sản xuất vaccine, các hãng hàng không và các đơn vị vận chuyển, cùng các cơ quan, tổ chức liên quan để đưa ra lời giải cho “bài toán” hậu cần này.

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

Bổ nhiệm ông Phạm Thanh Bình làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

Bổ nhiệm ông Phạm Thanh Bình làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

(PNTĐ) - Ông Phạm Thanh Bình - Vụ trưởng Vụ Đông Bắc Á, Bộ Ngoại giao vừa được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam. Đáng chú ý, ông Phạm Thanh Bình được tiến cử làm Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc với thời hạn nhiệm kỳ 5 năm thay cho ông Phạm Sao Mai.
Công dân Việt Nam vẫn an toàn giữa căng thẳng Iran-Israel

Công dân Việt Nam vẫn an toàn giữa căng thẳng Iran-Israel

(PNTĐ) - Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran tiếp tục ra thông báo khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang phức tạp giữa Israel và Iran. Đồng thời, Đại sứ Israel tại Việt Nam khẳng định, Israel cam kết bảo đảm an toàn cho công dân Việt Nam.