Khởi nghiệp thành công từ mô hình trồng lúa hữu cơ

Chia sẻ

Năm 2019, với ý tưởng khởi nghiệp sản xuất gạo sạch từ việc trồng lúa hữu cơ của chị Trịnh Thị Nguyệt – Giám đốc HTX Nông nghiệp hữu cơ Đồng Phú, xã Đồng Phú huyện Chương Mỹ đã được Hội LHPN Hà Nội giới thiệu, hỗ trợ tham gia và đạt giải Nhì cấp Trung ương cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo “Phụ nữ và tương lai của nền kinh tế xanh”.

Đoàn công tác của bộ nông nghiệp và PTNT – UBND thành phố Hà Nội về thăm mô hình sản xuất, tiêu thụ lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ của HTX nông nghiệp hữu cơ Đồng PhúĐoàn công tác của Bộ NN-PTNT và UBND thành phố Hà Nội thăm mô hình sản xuất, tiêu thụ lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ của HTX nông nghiệp hữu cơ Đồng Phú

Từ bén duyên với mô hình trồng lúa hữu cơ

Năm 2012, tại xã Đồng Phú,dự án Pamci được triển khai thực hiện do tổ chức JICA (Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản) và Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội phối hợp, nhằm nâng cao năng lực sản xuất và tiếp thị để phát triển nông nghiệp bền vững, cải thiện chất lượng gạo và môi trường sạch. Với 2 mẫu ruộng, 9 hộ nông dân tham gia mô hình sản xuất lúa hữu cơ chính thức được triển khai thí điểm trên địa bàn xã Đồng Phú.

Khi đó, anh Lê Trọng Quỳnh - chồng chị Nguyệt làm trưởng nhóm. Thực hiện mô hình, các hộ sản xuất được các chuyên gia của tổ chức JICA tổ chức tập huấn về kỹ thuật, nâng cao trình độ, kỹ năng sản xuất từ khâu lựa chọn giống đến sử dụng máy móc, vật tư nông nghiệp, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo đúng tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng gạo hữu cơ… Khi ấy, chị Nguyệt vẫn ngày ngày cặm cụi với công việc của một cô giáo, nhưng chị cũng đã hỗ trợ chồng các công việc thiết kế trên máy tính, lên phương án sản xuất…

Đến cuối năm 2013, dự án rất cần một người làm kế toán để khi kết thúc có người nhận chuyển giao quản lý. Tình cờ chị Nguyệt có dịp nói chuyện với tiến sỹ KaKo – Điều phối viên của tổ chức JICA, cũng là người khởi xướng dự án Pamci ở Đồng Phú, tiến sỹ KaKo đề xuất Nguyệt làm kế toán cho nhóm tham gia mô hình này. Bắt đầu tháng 1 năm 2014, chị Nguyệt đã ký hợp đồng, đảm nhận nhiệm vụ kế toán, tiếp quản mảng thị trường, nhận đơn đặt hàng của khách hàng, điều tiết xay xát và phụ trách phần mềm máy tính…

Từ khi được dự án giao làm kế toán, chị Nguyệt cùng chồng lăn lộn với mô hình trồng lúa hữu cơ. Miệng nói tay làm, dưới sự giám sát của các chuyên gia trong và ngoài nước, chị đã trực tiếp hướng dẫn các thành viên tham gia mô hình từng bước thay đổi thói quen, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lúa, cách ủ, bón phân, ghi chép đầy đủ nhật ký nông hộ… Chị Nguyệt cho biết: Trước đây, các hộ sản xuất thường canh tác theo phương pháp truyền thống, giống lúa nào cũng được, mỗi vụ tưới phân đạm, phun vài lần thuốc sâu, thuốc trừ cỏ… Bây giờ tham gia mô hình sản xuất lúa hữu cơ đã khiến người nông dân mạnh dạn thay đổi cách nghĩ, thay đổi cách làm mở ra hướng đi mới trong trồng lúa hữu cơ tạo ra những hạt gạo sạch.

Đến tháng 12 năm 2014 dự án Pamci kết thúc và trao toàn bộ quyền tự chủ kinh doanh và sản xuất lúa gạo cho nhóm tham gia mô hình này. Khi đó, có 19 hộ tham gia sản xuất với gần 5 ha. Mặc dù dự án đã kết thúc, vợ chồng chị Nguyệt vẫn kiên trì cùng nhóm nông dân duy trì và phát triển tốt mô hình trồng lúa hữu cơ.

Chị Nguyệt cùng tổ dự án của trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội kiểm tra chất lượng lúaChị Trịnh Thị  Nguyệt (Ngoài cùng bên trái) cùng tổ dự án của trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội kiểm tra chất lượng lúa

Đến đam mê sản xuất gạo sạch 

Trước yêu cầu phát triển của lúa hữu cơ, tháng 9/2017 HTX Nông nghiệp hữu cơ Đồng Phú được thành lập với 89 thành viên, diện tích canh tác là 25ha. Chị  Trịnh Thị Nguyệt được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc HTX. Dù khởi nghiệp ở tuổi đã gần 50, nhưng chị Nguyệt vẫn không hề bỏ cuộc mà vẫn luôn đáu đáu đam mê với việc trồng lúa hưu cơ tạo ra những hạt gạo sạch. Nhớ lại những ngày đầu thành lập, một đợt mưa lớn đã xóa sổ 20ha lúa J02 khi mới được 20 ngày tuổi. Rồi đến vụ đông năm 2018, 20ha đậu tương cũng chìm trong cánh đồng nước. Khó khăn chồng chất khó khăn, thiệt hại đè lên thiệt hại. Một số thành viên HTX đã nảy sinh tư tưởng nản chí… Với nỗ lực không biết mệt mỏi, lấy khó khăn tạm thời trước mắt để bước tiếp trên con đường sản xuất bền vững, HTX Nông nghiệp hữu cơ Đồng Phú ngày càng khởi sắc.

Để đạt được hiệu quả cao, chị Trịnh Thị Nguyệt cho biết: HTX đã hướng dẫn các hộ gia đình áp dụng nghiêm quy trình sản xuất lúa hữu cơ của dự án Pamci đã triển khai trước đó. Quy trình sản xuất thực hiện 5 không: Không biến đổi gen, không phân bón hóa học, không phun thuốc trừ sâu, không sử dụng chất bảo quản, chống mốc, mối, không đánh bóng, tạo mùi… Đặc biệt hệ thống nước tưới trước khi dẫn vào ruộng thì mương máng phải được thau rửa, các cửa cống vào khu ruộng phải được đặt than hoạt tính. Đến khi thu hoạch lúa phải được kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Toàn bộ quá trình sản xuất lúa hữu cơ đều được ghi chép đầy đủ qua hệ thống sổ sách tin có kiểm tra giám sát. Hơn nữa việc là sản xuất hữu cơ khác với việc sản xuất thông thường các hộ gia đình hoạt động theo nhóm, sản xuất theo cả khu ruộng, các hộ nông dân tự giám sát nhau trong quá trình thực hiện quy trình sản xuất.

Hiện HTX đã liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi, liên kết mô hình 4 nhà Nhà quản lý, nhà khoa học, nhà sản xuất, nhà kinh doanh và xây dựng thương hiệu xuất khẩu gạo. Vượt khó, đam mê với gạo sạch, chị Nguyệt đã mở rộng diện tích sản xuất lúa hữu cơ tại xã Đồng Phú từ gần 1ha trồng thí điểm năm 2012 lên 64ha năm 2020. Sản lượng lúa ước tính đạt 5-5,5 tấn/ ha/vụ, cho thu nhập tăng 1,8 lần so với phương pháp canh tác thông thường. Không chỉ có chỗ đứng trên thị trường nội địa, gạo sạch Đồng Phú đã có mặt tại thị trường trong và ngoài nước. Sự phát triển của HTX nông nghiệp hữu cơ Đồng Phú đã được lãnh đạo các cấp ghi nhận. Một cách làm đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, một mô hình tái cơ cấu ngành nông nghiệp để nông dân có thu nhập cao và làm giàu trên đồng đất của mình.

Với những đóng góp không nhỏ của mình, tháng 6/2018 chị Nguyệt được Chủ tịch UBND thành phố mời tham dự hội nghị “Hà Nội 2018 – Hợp tác đầu tư và phát triển”. Tiếp đó là Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thành phố Hà Nội (9/2018) và hội nghị Tổng kết phong trào thi đua yêu nước thành phố Hà Nội 2018 (10/2018). Đặc biệt năm 2019 chị Nguyệt được giải Nhì cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo “Phụ nữ và tương lai của nền kinh tế xanh” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp Bộ Khoa học và công nghệ tổ chức.

Bài và ảnh T.THANH - H.ANH

Tin cùng chuyên mục

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Hội LHPN Hà Nội: Bàn giải pháp tập hợp, thu hút phụ nữ trên không gian mạng

Hội LHPN Hà Nội: Bàn giải pháp tập hợp, thu hút phụ nữ trên không gian mạng

(PNTĐ) - Ngày 17/4, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức Hội thảo “Giải pháp tập hợp, thu hút phụ nữ trên không gian mạng”. Chủ trì hội thảo có bà Tôn Ngọc Hạnh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam và bà Lê Kim Anh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội.
Đánh giá, nâng cao chất lượng các mô hình thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp

Đánh giá, nâng cao chất lượng các mô hình thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp

(PNTĐ) - Ngày 17/4/2024, Hội LHPN quận Ba Đình đã tổ chức tọa đàm “Kinh nghiệm và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các mô hình thực hiện hiệu quả Chương trình, Đề án, Cuộc vận động mà Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đề ra”. Tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Tọa đàm có bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội.