Tăng cường viện trợ cho phụ nữ và trẻ em

Chia sẻ

Trong những ngày người dân cả nước đang cùng nhau chống lại thiên tai, dịch bệnh, những hỗ trợ kịp thời của các tổ chức đến phụ nữ và trẻ em - nhất là ở vùng dân tộc thiểu số hay khúc ruột miền Trung đang khắc phục hậu quả bão lũ, đã góp phần đáp ứng các nhu cầu sức khỏe và ứng phó với bạo lực giới dành cho phụ nữ và trẻ em.

600 hộ nghèo ở Lào Cai được hỗ trợ tiền mặt và sinh kế

Ngày 4/12 vừa qua, 600 hộ nghèo và dân tộc thiểu số tại bốn xã thuộc tỉnh Lào Cai bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đã nhận được khoản hỗ trợ tiền mặt để mua lương thực, thực phẩm và đầu tư sinh kế.

Khoản hỗ trợ tiền mặt sẽ giúp phụ nữ DTTS tỉnh Lào Cai  mua lương thực, thực phẩm và đầu tư sinh kế.Khoản hỗ trợ tiền mặt sẽ giúp phụ nữ DTTS tỉnh Lào Cai mua lương thực, thực phẩm và đầu tư sinh kế.

Hoạt động ý nghĩa này là nỗ lực chung của Cơ quan Liên Hiệp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lào Cai nhằm hỗ trợ người dân đang trong hoàn cảnh khó khăn, trong đó phần lớn là phụ nữ dân tộc thiểu số, ở bốn xã Y Tí, Pa Cheo, Dền Thàng và Sảng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Gói hỗ trợ trị giá hơn 1,380,000,000 VND đến từ Quỹ Ứng phó và Phụ hồi khẩn cấp trong đại dịch COVID-19 của Liên Hợp Quốc (UN COVID-19 MPTF).

Đại dịch COVID-19 và các chính sách giãn cách xã hội đã gây ra tác động lớn đến sinh kế của nhiều người, đặc biệt là những nhóm dễ bị tổn thương nhất, như phụ nữ, lao động trong khu vực phi chính thức, người dân tộc thiểu số. Tại Việt Nam, người dân tộc thiểu số chiếm 14,7% dân số, nhưng chiếm tới 95% người nghèo và 55,3% người cận nghèo cả nước (chuẩn nghèo quốc gia), và chiếm gấp đôi tỷ lệ người không có trình độ học vấn ở mức 43,8%. (Số liệu của Bộ LĐTB&XH và UNDP, 2018).

“Có tiền này tôi sẽ mua quần áo cho con. Rét lắm mà con không có quần áo ấm. Còn sẽ mua gạo ăn và mua gà để nuôi” chị Má Thị Pằng, hộ nữ đơn thân, người Mông, thôn Kin Sáng Hồ, xã Pa Cheo chia sẻ khi nhận đươc tiền hỗ trợ của UN Women.

Tỉnh Lào Cai là tỉnh chịu nhiều tác động nặng nề của dịch COVID-19. Từ năm 2012, Lào Cai có mức tăng trưởng lũy ​​kế lên tới 400% về doanh thu du lịch bình quân đầu người. Tuy nhiên, khi dịch bệnh bùng phát, mức tăng trưởng hiện nay đã sụt giảm nghiêm trọng vì lượng khách du lịch giảm đột ngột. Việc người dân mất đi nguồn thu nhập chính khiến nhiều người rơi vào cảnh túng thiếu, buộc phải di cư để tìm kiếm nguồn thu nhập, một số người bất chấp nguy hiểm tìm kiếm cơ hội thông qua con đường trái phép, trở thành nạn nhân của nạn buôn bán người. Bên cạnh đó, các phong tục tập quán của các cộng đồng dân tộc thiểu số như Mông, Dao, Hà Nhì về vai trò nội trợ của phụ nữ càng tăng thêm gánh nặng công việc gia đình cho phụ nữ.

Trước tình hình đó, UN Women phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lào Cai để thực hiện hoạt động trao tiền mặt hỗ trợ cho phụ nữ dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 tại Lào Cai. Mỗi hộ gia đình sẽ nhận được khoản hỗ trợ là 2,300,000 VNĐ để cải thiện điều kiện sống. Khoản tiền này sẽ giúp người dân mua lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu và đầu tư sinh kế trong thời gian dịch bệnh tiếp tục diễn ra. 600 hộ gia đình, trong đó 100% là hộ nghèo và hộ dân tộc thiểu số, đã nhận được khoản hỗ trợ này. Trong trường hợp một số người dân không thể có mặt tại buổi cấp phát, khoản hỗ trợ sẽ được gửi tận nơi đến các hộ gia đình qua đường bưu điện.

Bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng đại diện UN Women Việt Nam, chia sẻ về hoạt động: “Với nguyên tắc “Không ai bị bỏ lại phía sau”, sáng kiến này sẽ giúp bổ sung cho những hỗ trợ hiện có của Chính phủ cho những người dân dễ bị tổn thương nhất bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Phụ nữ dân tộc thiểu số trong các hộ nghèo ở Lào Cai được nhận hỗ trợ này để chi trả cho các nhu cầu của gia đình, để tiếp tục các hoạt động sinh kế của họ, qua đó phần nào giảm thiểu tình trạng mất thu nhập, và giảm những tác động tiêu cực đến gia đình và phụ nữ .”

Trong khuôn khổ “Tháng Hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới” năm 2020 và chiến dịch toàn cầu 16 Ngày Hành Động chấm dứt bạo lực giới của Liên Hợp Quốc, Hội LHPN tỉnh Lào Cai còn tổ chức hoạt động truyền thông về phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em trong bối cảnh COVID-19 dành cho người dân trong buổi cấp phát tiền hỗ trợ.

Tăng ngân sách hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị ảnh hưởng bởi lũ lụt tại các tỉnh miền Trung của Việt Nam

Cơ quan Liên hợp quốc chuyên trách về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục vừa hỗ trợ gần 1,5 triệu USD để đáp ứng các nhu cầu sức khỏe và ứng phó với bạo lực giới dành cho phụ nữ.

Theo kết quả của cuộc đánh giá nhanh có sự tham gia của các chuyên gia Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam được thực hiện vào tháng 10 vừa qua, tại các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở miền Trung Việt Nam, lũ lụt và sạt lở đất đã gây ảnh hưởng nặng nề tới các cơ sở chăm sóc y tế, làm gián đoạn các chương trình chăm sóc y tế công cộng như khám thai, đỡ đẻ, chăm sóc sau sinh và kế hoạch hóa gia đình. Phụ nữ và trẻ em gái không thể tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, bao gồm chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản.

Ngày 29/11/2020, Ông Thào Xuân Sùng, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA đã có mặt tại tỉnh Quảng Nam để gửi tặng bộ đồ dùng thiết yếu này tới tay phụ nữ nông dân tỉnh Quảng Nam.Ngày 29/11/2020, ông Thào Xuân Sùng, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA đã có mặt tại tỉnh Quảng Nam để gửi tặng bộ đồ dùng thiết yếu tới tay phụ nữ nông dân tỉnh Quảng Nam.

Thiên tai đã buộc phụ nữ và trẻ em gái phải di chuyển tạm đến các khu sơ tán mà không kịp chuẩn bị các các đồ dùng cần thiết. Kết quả là họ không được đảm bảo vệ sinh đúng cách và không được tiếp cận các đồ dùng cơ bản như băng vệ sinh, quần áo và đồ lót trong thời kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, họ cũng gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng nước sạch, giặt giũ và phơi quần áo và đồ dùng vệ sinh cá nhân, cũng như xử lý đồ vệ sinh cá nhân sau khi sử dụng.

Với tổng hỗ trợ 1.340.000 USD cho cứu trợ khẩn cấp, UNFPA hỗ trợ cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục lưu động tiếp cận tới người dân trong khu vực bị ảnh hưởng bởi bão lũ cũng như hỗ trợ y tế cho các phụ nữ và trẻ em gái là nạn nhân của bạo lực giới. UNFPA cũng hỗ trợ các trang thiết bị chăm sóc sản khoa giúp các cơ sở y tế bị ảnh hưởng bởi bão lụt sớm trở lại hoạt động bình thường. 

Các vấn đề bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái cũng gia tăng trong bối cảnh COVID-19. Báo cáo gần đây cho thấy số lượng các cuộc gọi điện thoại đến các đường dây nóng đề nghị được giúp đỡ trong thời gian có dịch đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ các năm trước đây. Các báo cáo cũng chỉ ra rằng các rủi ro bạo lực đối với phụ nữ (thể chất, tình dục, tinh thần và kinh tế) đã tăng một cách đáng kể trong giai đoạn thảm họa.

Bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam nhấn mạnh: “Thảm họa thiên tai như ở miền Trung có thể làm cho cuộc sống của người dân thay đổi trong chớp mắt. Thiên tai sẽ phá hủy hàng nghìn ngôi nhà và buộc mọi người phải đi lánh nạn. Phụ nữ và trẻ em gái là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong thời kỳ thảm họa. Không thể để phụ nữ phải tử vong khi sinh con, và chúng ta phải đảm bảo điều này ngay cả trong các trường hợp khẩn cấp.” 

Bà Kitahara cũng nói thêm: “Trong quá trình lánh nạn, ai cũng cần những nhu cầu thiết yếu - từ thức ăn và nước uống đến các vật dụng vệ sinh và chăm sóc y tế. UNFPA đang nỗ lực hỗ trợ Chính phủ Việt Nam khôi phục và cải thiện cuộc sống của các nạn nhân lũ lụt, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất”.  “UNFPA bày tỏ sự cảm thông với các nạn nhân và gia đình bị ảnh hưởng bởi thảm kịch này, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái. Sự đóng góp này thể hiện tình đoàn kết của chúng tôi với người dân Việt Nam, nhiều người trong số họ đã phải chịu thiệt hại về nhà cửa, sinh kế và đồ đạc do lũ lụt tàn phá”.

MAI CHI

 

Tin cùng chuyên mục

Báo Phụ nữ Thủ đô trao thiết bị y tế trị giá 100 triệu đồng

Báo Phụ nữ Thủ đô trao thiết bị y tế trị giá 100 triệu đồng

(PNTĐ) - Chiều 24/6, nhân kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Hội LHPN huyện Ứng Hòa và nhà tài trợ Công ty cổ phần Thương mại - Dịch vụ Phúc Hoàng An đã tổ chức trao tặng thiết bị y tế trị giá 100 triệu đồng cho Trạm y tế xã Kim Đường (huyện Ứng Hòa, Hà Nội).
Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

(PNTĐ) - Tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2025, đại diện Somalia - Zainab Jama đã thu hút sự chú ý đặc biệt không chỉ bởi nhan sắc, học vấn mà còn từ câu chuyện cá nhân đầy ám ảnh về hủ tục cắt âm vật (FGM) - một thực trạng vẫn tồn tại phổ biến tại quê hương cô. Vượt qua nỗi đau thể xác và tinh thần, Zainab trở thành tiếng nói mạnh mẽ đấu tranh vì quyền phụ nữ và nỗ lực xóa bỏ hủ tục tàn nhẫn này.
Nữ nhiếp ảnh gia hành động vì môi trường

Nữ nhiếp ảnh gia hành động vì môi trường

(PNTĐ) - Giữa những băng tuyết lạnh giá của vùng cực Bắc, nơi nhiệt độ có thể giảm xuống âm hàng chục độ C, có một người phụ nữ âm thầm theo chân các nhà khoa học, ghi lại từng khoảnh khắc trong cuộc chiến với thời gian và khí hậu. Đó là Esther Horvath – nhiếp ảnh gia người Hungary, người đã dùng máy ảnh như một công cụ kể chuyện, đưa những vấn đề sống còn của hành tinh ra ánh sáng bằng những khung hình đầy cảm xúc.
Hành trình chữa lành cho con gái bằng yêu thương

Hành trình chữa lành cho con gái bằng yêu thương

(PNTĐ) - Trong số rất nhiều cuốn sách dành cho thiếu nhi ra mắt gần đây, Cây mận ngọt nhất trái đất từng đến vịnh Hạ Long (NXB Kim Đồng) của nhà báo, tác giả Tiểu Phong (bút danh văn học của Phạm Thị Thủy, sinh năm 1989, quê Hưng Yên) nổi bật lên như một lời thì thầm đầy dịu dàng nhưng ám ảnh, không chỉ dành cho trẻ nhỏ mà còn làm lay động trái tim của những người lớn từng tổn thương.
Việt Nam thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc

Việt Nam thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc

(PNTĐ) - Ngày 12/6, Bộ Công an phối hợp Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) tổ chức Diễn đàn quốc tế “Tăng cường sự tham gia của nữ sĩ quan cảnh sát trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc - Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam”. Sự kiện là dấu mốc quan trọng khẳng định cam kết mạnh mẽ của Bộ Công an Việt Nam trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, nâng cao vai trò của nữ sĩ quan Công an nhân dân trong các hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế.