Ba Vì bao giờ hết cảnh khát nước sạch?

Chia sẻ

Nhiều xã tại huyện Ba Vì đang lâm vào cảnh sử dụng nước giếng khoan với hàm lượng asen cao, không đảm bảo trong nhiều năm trời. Trong khi đó, vấn đề giải quyết nước sạch cho dân của các cấp chính quyền thì vẫn chờ… cơ chế.

Người dân xã Minh Châu chủ yếu sử dụng phà là phương tiện về trung tâm huyện Ba Vì để lao động, học tậpNgười dân xã Minh Châu chủ yếu sử dụng phà là phương tiện về trung tâm huyện Ba Vì để lao động, học tập

“Giữa sông nước vẫn khát”

Đó là những lời gan ruột của người đứng đầu chính quyền của một xã có địa hình khá đặc biệt của Thủ đô, xã đảo Minh Châu nằm riêng trên bãi đất giữa sông Hồng; giữa mênh mông nước Minh Châu lại “khát” nước sạch trầm trọng.

Ông Nguyễn Danh Đạt, Chủ tịch UBND xã Minh Châu cho biết, toàn xã có 1.241 hộ/6.385 khẩu ở 2 thôn 7 xóm, đến nay nhiều người dân vẫn sử dụng nước ăn uống bằng hứng nước trời; còn nước sinh hoạt thì dùng nước giếng khoan và tự lọc thô theo lối truyền thống (cát, đá, sỏi). Hiện toàn xã có 20% hộ gia đình có máy lọc nước gia đình; 30% hộ dân phải mua nước bình đóng chai để đun nấu, số còn lại không có điều kiện kinh tế thì dùng nước giếng khoan lọc thô. Qua kiểm nghiệm mẫu nước ngầm trên địa bàn xã có nhiều tạp chất, đặc biệt là nhiễm asen. Hơn chục năm nay, xã đã nhiều lần kiến nghị, đề xuất các cơ quan chức năng, các đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND của huyện, thành phố sớm hỗ trợ cho nhân dân Minh Châu có nước sạch nhưng đến giờ vẫn phải chờ.

Ngược lên xã miền núi cao xã Khánh Thượng, người dân cũng đang trong cảnh “khát” nước sạch và nguồn nước nơi đây cũng có chỉ số asen hàm lượng cao. Ông Nguyễn Trung Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Thượng cho biết, toàn xã có 9.173 người/2.184 hộ sinh sống ở 12 thôn; người dân sử dụng nước giếng tự khoan và nước mưa để sinh hoạt. Hiện nay có đến 50% hộ dân phải mua nước đóng chai về để sử dụng riêng cho việc ăn, uống, chủ yếu ở các thôn: Sơn Hà, Khánh Chúc Bãi, Phú Thứ, Gò Đá Chẹ, Bắt Còn Chèm.

Ước tính, trung bình mỗi gia đình sử dụng tiết kiệm cũng phải 5-10 lít nước đóng chai để đun nấu ăn uống, giá nước 20.000 đồng/bình/20lít thì chi phí 150.000-300.000 đồng/tháng/hộ. Đó là chưa tính nước sinh hoạt khác vẫn phải bơm từ nước giếng khoan lên lọc cũng chi phí thêm tiền điện… Với mức thu nhập của người dân miền núi, nơi có hơn 51% là người dân tộc thiểu số, sống chủ yếu dựa vào làm nông nghiệp thì mức chi cho nước như vậy cũng là vấn đề lớn của người dân.

Ông Nguyễn Trung Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Thượng cho biết: “Nhiều năm nay chúng tôi cũng nhiều lần kiến nghị, đề nghị các cơ quan chức năng của huyện, thành phố về việc cấp nước sạch cho người dân để đảm bảo sức khỏe, song đến nay vẫn trong thời gian chờ”.

Chờ cơ chế đặc thù

Lý giải về vấn đề này, theo ông Nguyễn Văn Tùng, Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Ba Vì, 3 xã miền núi có địa hình phức tạp, nhiều đồi núi, dân cư ở cách xa nhau, đầu tư đường dẫn nước đến các hộ sẽ chi phí lớn; xã Minh Châu thì ngoài vị trí xa, là xã đảo nằm giữa sông không thể đấu đường ống từ các xã khác đến. Bên cạnh đó, các xã còn khó khăn về nguồn nước như hàm lượng asen và một số kim loại nặng khác gấp nhiều lần tiêu chuẩn. Vì vậy, UBND huyện cũng đã có nhiều văn bản đề nghị thành phố có cơ chế hỗ trợ cho các nhà đầu tư triển khai dự án cấp nước sạch cho người dân ở 4 xã trên.

Cụ thể, đối với 3 xã miền núi Minh Quang, Ba Vì, Khánh Thượng, Phòng đã phối hợp với UBND các xã, tổng hợp tham mưu cho UBND huyện ban hành văn bản số 715/UBND ngày 24/4/2020 gửi Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước, thoát nước và môi trường đô thị Hà Nội đề xuất đưa vào danh mục đầu tư của thành phố với quy mô 5.727 hộ và 23.578 người.

Ngày 16/7/2020, UBND huyện cũng có văn bản kiến nghị thành phố, Sở Xây dựng về nội dung hỗ trợ cơ chế đầu tư cấp nước sạch cho 3 xã miền núi và xã Minh Châu. Theo đó, đề nghị UBND thành phố cho phép áp dụng chính sách hỗ trợ 50% chi phí đường ống chính cấp nước cho khu vực 4 xã trên để bảo đảm hết năm 2021, toàn huyện có 100% hộ dân được cấp nước sạch.

Như vậy, trong khi chờ thành phố tháo gỡ, hơn 30.000 người dân ở 4 xã miền núi và vùng sông nước của huyện Ba Vì vẫn phải tự đào giếng khoan và tự chế các bể lọc, mua máy lọc nước gia đình để có nước dùng.

Bài và ảnh: VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.