Tôn vinh 19 doanh nghiệp có sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội năm 2020

Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 11/12, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức lễ tôn vinh và trao danh hiệu sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2020. Tới dự có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn và Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan trao chứng nhận Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lựcPhó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn và Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan trao chứng nhận Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực (Ảnh: Nguyễn Hoan -PVT)

Năm 2020, Hà Nội có 50 doanh nghiệp đăng ký tham gia chương trình xét chọn sản phẩm công nghiệp chủ lực. Kết quả có 26 sản phẩm của 19 doanh nghiệp được thành phố công nhận là sản phẩm công nghiệp chủ lực, trong đó 10 sản phẩm của 6 doanh nghiệp được công nhận đạt tốp 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực (SPCNCL) thành phố năm 2020.

Kết quả, đã có 26 sản phẩm của 19 doanh nghiệp đủ điều kiện, được thành phố công nhận danh hiệu, trong đó 10 sản phẩm của sáu doanh nghiệp được lọt vào Tốp 10 SPCNCL Hà Nội 2020. Đây là các sản phẩm thuộc nhóm công nghiệp công nghệ cao, nhóm xuất khẩu chủ lực, đóng góp tỷ trọng lớn vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp…

Sau ba năm tiếp tục triển khai dự án, Hà Nội đã công nhận 117 sản phẩm của 77 doanh nghiệp đạt danh hiệu SPCNCL, đạt 146,25% mục tiêu đề ra. Doanh thu của 77 doanh nghiệp có SPCNCL năm 2020 ước đạt gần 200 nghìn tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu ước đạt hơn 1 tỷ USD.

Trong đó, một doanh nghiệp có doanh thu năm 2019 đạt hơn 40 nghìn tỷ đồng, bảy doanh nghiệp doanh thu hơn 5 nghìn tỷ đồng và 14 doanh nghiệp có doanh thu từ 1.000 tỷ đồng trở lên. Ngoài các doanh nghiệp trong nước, có 10 doanh nghiệp FDI với các thương hiệu toàn cầu như: TOTO, CANON, PANASONIC…

Phát biểu tại lễ tôn vinh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Hồng Sơn nêu, với 26 sản phẩm được công nhận năm 2020, thành phố đã có 117 sản phẩm công nghiệp chủ lực giai đoạn 2018-2020. Doanh thu của 77 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực trong năm 2020 ước đạt 200 nghìn tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu ước đạt hơn 1 tỷ USD.

Tuy nhiên, việc triển khai các chương trình, kế hoạch nhằm hỗ trợ, thúc đẩy phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực còn nhiều hạn chế, chủ yếu mới lồng ghép vào các chương trình, kế hoạch khác. Vì thế, thành phố giao Sở Công Thương chủ trì nghiên cứu, tham mưu thành phố các cơ chế, chính sách hỗ trợ riêng cho các doanh nghiệp có sản phẩm công nghiệp chủ lực. Các sở, ban, ngành hằng năm xây dựng các nội dung hỗ trợ dành riêng cho doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực trong các chương trình, đề án, kế hoạch của đơn vị.

Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương Đàm Tiến Thắng, việc công nhận và tôn vinh cấc SPCNCL góp phần tăng giá trị thương hiệu, qua đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì ổn định và phát triển bền vững. Đồng thời, thể hiện sự quan tâm, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi và luôn đồng hành của thành phố với các doanh nghiệp trong quá trình phát triển đi lên.

VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Hoàn Kiếm: Bảo tồn giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hoá

Hoàn Kiếm: Bảo tồn giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hoá

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả giữa lòng Hà Nội hiện đại, quận Hoàn Kiếm vẫn giữ vững vai trò “trái tim văn hóa” của Thủ đô. Với một kho tàng di sản phong phú, Hoàn Kiếm không chỉ đang gìn giữ quá khứ mà còn từng bước “đánh thức” di sản thông qua phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng không gian sáng tạo gắn với văn hóa ứng xử – tạo nên bản sắc riêng không thể trộn lẫn.
Gắn kết cộng đồng, nâng tầm chất lượng sống

Gắn kết cộng đồng, nâng tầm chất lượng sống

(PNTĐ) - Trong những năm qua, huyện Đan Phượng (Hà Nội) đã đạt được những bước tiến vượt bậc trong công cuộc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của người dân và sự đổi mới trong phương pháp triển khai, Đan Phượng đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành một địa phương điển hình về văn hóa, văn minh, hiện đại.
Bảo vệ nhóm người dễ bị tổn thương thể hiện bản chất ưu việt của Nhà nước

Bảo vệ nhóm người dễ bị tổn thương thể hiện bản chất ưu việt của Nhà nước

(PNTĐ) - Chiều 19/5, tiếp tục kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.