Nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nếu không nghỉ 60 phút/ngày thì được hưởng thêm lương

Chia sẻ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, trong đó quy định về chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/2/2021.

Ảnh minh họa. Nguồn: IntẢnh minh họa. Nguồn: Int

Theo đó, lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút vào thời giờ làm việc, và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ nhưng tối thiểu là 3 ngày làm việc trong một tháng; thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với người sử dụng lao động.

Trường hợp lao động nữ có yêu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định thì hai bên thỏa thuận để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.

Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.

Ngoài ra, Nghị định cũng quy định về việc nghỉ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Theo đó, lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Trường hợp lao động nữ có nhu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định thì người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.

Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng cho thời gian nghỉ theo quy định, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ.

Khuyến khích người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động. Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng từ 1000 lao động nữ trở lên thì phải lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc.

Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ nuôi con từ 12 tháng tuổi trở lên vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc. Thời gian nghỉ để vắt, trữ sữa mẹ do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động.

THẢO HƯƠNG

 

Tin cùng chuyên mục

Hội LHPN Hà Nội: Bàn giao mái ấm tình thương cho hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn xã Trung Giã

Hội LHPN Hà Nội: Bàn giao mái ấm tình thương cho hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn xã Trung Giã

(PNTĐ) - Sáng 9/7, Hội LHPN Hà Nội phối hợp với Hội LHPN xã Trung Giã tổ chức bàn giao mái ấm tình thương cho gia đình chị Trần Thị Nhất, là hội viên phụ nữ nghèo có hoàn cảnh khó khăn tại thôn Lương Đình, xã Trung Giã, TP Hà Nội. Đây là một trong những công trình phần việc ý nghĩa đầu tiên của Hội LHPN Hà Nội thực hiện ngay sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động.
Hà Nội sẽ tổ chức thí điểm mô hình khu thương mại ẩm thực theo tiêu chuẩn của khu vực

Hà Nội sẽ tổ chức thí điểm mô hình khu thương mại ẩm thực theo tiêu chuẩn của khu vực

(PNTĐ) - Ngày 9/7, tại kỳ họp thứ 25, làm rõ thêm nội dung các đại biểu HĐND TP quan tâm liên quan đến bảo đảm an toàn thực phẩm, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà nhấn mạnh: Việc HĐND Thành phố lựa chọn chuyên đề chất vấn về đảm an toàn thực phẩm (ATTP) đã thể hiện trách nhiệm, quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị và cử tri, nhân dân Thủ đô trong việc bảo đảm ATTP trên địa bàn.