Hậu quả của bệnh thành tích

Chia sẻ

Mới đây, cộng đồng mạng lan truyền lá thư tuyệt mệnh được cho là của một học sinh tiểu học tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã nhảy lầu tự tử do áp lực học hành, thi cử. Câu chuyện này không chỉ xảy ra tại nước bạn. Ở Việt Nam, không ít em nhỏ cũng đang phải đánh đổi tuổi thơ, niềm vui… để thi đậu trường chuyên, lớp chọn...

Nhiều trẻ đang bị rối nhiễu tâm lý do phải học tập quá nhiều để thỏa mãn kỳ vọng của cha mẹNhiều trẻ đang bị rối nhiễu tâm lý do phải học tập quá nhiều để thỏa mãn kỳ vọng của cha mẹ (Ảnh: minh họa)

Đánh mất tuổi thơ

Trong lá thư tuyệt mệnh để lại, em học sinh ở Tứ Xuyên đã ghi lời nhắn cho mẹ: “Khi mọi người đọc bức thư này, có thể con đã chết rồi. Con quá mệt mỏi với chuyện học hành. Từ nhỏ, cha mẹ luôn kỳ vọng con trở thành người lớn, lấy đi những gì con mong ước. Nhưng bù lại, con nhận về sự thất vọng của cô giáo, những lời đùa của đám bạn cùng lớp. Con tuyệt vọng lắm, chỉ muốn ngủ thêm một giấc nữa thôi”. Sau sự việc, người mẹ đã khóc nấc bên di hài con gái nhưng không thể còn sửa chữa sai lầm.

Muốn có thêm một giấc ngủ, điều tưởng như rất đỗi bình thường, nhưng hóa lại thành xa vời với một số em nhỏ. Cách đây 2 năm, một nam sinh trường THPT Nguyễn Khuyến, TP Hồ Chí Minh cũng thả mình từ tầng 4 xuống sân trường tự vẫn vì không chịu nổi áp lực học tập và kỳ vọng của gia đình, nhà trường. Cái chết của em còn hé lộ những kỷ luật hà khắc của trường THPT Nguyễn Khuyến đã áp dụng vào thời điểm đó. Sau một ngày học từ sáng tới chiều, các em còn tiếp tục tự học tới 22h đêm. Ngay cả cuối tuần, các em cũng phải học từ 9h sáng đến 16h30. Cứ 3 tuần học sinh mới được nghỉ trọn vẹn 1 ngày Chủ nhật. Các em bị cấm dùng điện thoại di động, internet và chỉ có thể liên lạc với gia đình qua bốt điện thoại đặt trong sân trường.

Điều đáng nói, mặc dù học sinh phải học tới kiệt sức nhưng được vào học tại ngôi trường này vẫn là lựa chọn, mơ ước của nhiều gia đình học sinh. Có lẽ do họ quá say sưa với hững thành tích mà ngôi trường này giành được như có tỷ lệ đậu tốt nghiệp THPT 100%, thuộc top có tỷ lệ học sinh là Thủ khoa, Á khoa của các trường đại học cao nhất nước.

Theo TS Lê Minh Nguyệt, trường đại học Sư phạm Hà Nội, ở Việt Nam, thời gian gần đây, những hành vi tiêu cực của học sinh như ngại học, sợ học, chán học, bỏ nhà đi lang thang, rối nhiễu tâm lí, tự tử… gia tăng nhanh, đặc biệt là học sinh THCS, THPT. Để có thể làm rõ hơn về thực trạng căng thẳng tâm lí và áp lực gây căng thẳng ở học sinh THCS, TS Nguyệt và một số đồng sự đã thực hiện một khảo sát 1.016 học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 của 6 trường ở Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hoá. Kết quả cho thấy, trong các yếu tố như hoạt động học tập, quan hệ với gia đình, quan hệ với bạn, giữ gìn hình ảnh thân thể, tu dưỡng phẩm chất nhân cách thì lĩnh vực học tập gây ra căng thẳng cao nhất đối với học sinh. Số học sinh thường xuyên và rất thường xuyên căng thẳng trong học tập cũng chiếm tỉ lệ cao nhất: 45,8%.
Khảo sát cũng cho thấy, có khá nhiều lĩnh vực có thể dẫn đến căng thẳng tâm lí ở các em. Trong đó có 3 lĩnh vực chủ yếu là áp lực từ môi trường xã hội, môi trường xung quanh; áp lực từ việc học tập và áp lực từ ý thức phấn đấu.

Theo TS Nguyệt, đây là điều không xa lạ trong thực tiễn hiện tại. Trên các diễn dàn cũng như trong các thông tin chính thức được phát đi từ các cơ quản lí giáo dục, từ các nhà trường, gia đình và giáo viên đều thống nhất áp lực học tập hiện đang quá lớn đối với học sinh từ các lớp nhỏ đến học sinh phổ thông trung học. Không ít áp lực đến từ bệnh thành tích, sự kì vọng quá cao của cha mẹ đối với việc học tập của con…

Theo TS Nguyệt, những áp lực này về cơ bản không mang yếu tố tích cực, thúc đẩy việc học, mà ngược lại, thường gây ra những lực cản, bào mòn năng lượng, gây căng thẳng tiêu cực ở học sinh.

Với chuyên gia tư vấn độc lập Vũ Thu Hà, vấn đề rối nhiễu tâm lý học đường (trong đó có stress) là một vấn đề rất cần được quan tâm thời gian gần đây. Stress học đường gây ra nhiều hậu quả ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và học tập ở trẻ. Chẳng hạn, trẻ trở nên rất khó tập trung trong học tập, học hành sa sút ở tất cả các môn bất chấp mọi nỗ lực cố gắng. Nặng hơn, trẻ có những hành vi bột phát, thiếu kiểm soát như bỏ học, phá rối, bỏ nhà, đánh nhau thậm chí tự sát hoặc trở nên loạn thần.

Đừng lấy mục tiêu của người lớn làm đích đến cho trẻ

Tuy nhiên, điều đáng tiếc là hiện nay, một số cha mẹ, thầy cô giáo chưa nhận thức rõ hậu quả của rối nhiễu tâm lý học đường. Thay vào đó, họ chỉ quan tâm tới việc thúc ép, gây áp lực buộc trẻ gắng sức học thật nhiều nhằm đạt được kết quả mà họ mong muốn.

Theo chuyên gia Vũ Thu Hà, cha mẹ luôn mong muốn con học tốt là nguyện vọng chính đáng. Nhưng đừng lấy mục tiêu mà mình cho là đúng để áp đặt lên con cái. Thay vào đó, cha mẹ hãy đặt mình vào vị trí của con để hiểu xem con mình là đứa trẻ như thế nào, năng lực của con đến đâu, con cần gì, để từ đó giúp con tự xác định mục tiêu phấn đấu. Cha mẹ đừng bao giờ so sánh con mình với người này người khác vì mỗi đứa trẻ là một phiên bản độc lập, không giống nhau. Đích đến của đứa trẻ kia không phải là chọn lựa của đứa trẻ này và ngược lại. Cũng như vậy, đừng gây áp lực, la mắng khi con chưa đạt thành tích cao.

Cũng theo bà Hà, từ lâu, sai lầm của chúng ta là dùng điểm số để đánh giá sự thành công của một con người, thành tích của giáo viên, mức độ nổi tiếng của một ngôi trường. Vì vậy, cha mẹ và học sinh bị cuốn vào vòng xoáy luôn phải đạt điểm số cao, thi đỗ vào trường có nhiều học sinh giỏi, đỗ đạt. Trong khi nền giáo dục tốt không phải là nền giáo dục khổ sai mà phải mang lại niềm hạnh phúc cho mỗi người theo cách mà họ cảm nhận.

Theo TS Lê Minh Nguyệt, nếu căng thẳng tâm lí đạt quá ngưỡng chịu đựng, cá nhân sẽ bị suy sụp, dẫn đến hàng loạt hệ luỵ về thể chất và tâm lí, thậm chí tử vong. Vì vậy, để giảm căng thẳng phải giảm các áp lực, nhất là các áp lực tiêu cực. Những kết quả khảo sát của bà và các cộng sự đã đặt ra vấn đề cha mẹ, thầy cô giáo cần quan tâm tới việc giảm các áp lực tiêu cực đối với trẻ, trước hết là áp lực từ những tiêu cực trong quan hệ xã hội của người lớn và những áp lực tiêu cực trong học tập của học sinh.

TRUNG THU

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

(PNTĐ) - “Việc học thi là việc của con, việc của cha mẹ là hỗ trợ con làm tốt việc học của mình. Cha mẹ cần ý thức rõ vai trò hỗ trợ của mình mà không phải sống thay, quyết định thay cho con” – chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh cho biết.
 Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

(PNTĐ) - Chương trình Camp truyền thông Teenyeeu nhằm giới thiệu hoạt động Dự án Mô hình CLB Teenyeeu 24h là hoạt động thuộc Dự án “Mô hình CLB Teenyeeu 24h thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong xây dựng quy tắc ứng xử tại tổ chức giáo dục dưới góc nhìn giới và nâng cao năng lực truyền thông, góp ý xây dựng pháp luật về giới và tình dục” triển khai tại 3 địa phương là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Bình từ tháng 6/2023 đến tháng 5/2024.
Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

(PNTĐ) - Năm học 2024 - 2025, học sinh đầu cấp tại Hà Nội tăng khoảng 70.000 (chưa tính học sinh cấp mầm non) so với năm học 2023-2024. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến để tránh quá tải. Đặc biệt, các trường tuyệt đối không được vận động, quyên góp, thu các khoản ngoài quy định khi tuyển sinh.
Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

(PNTĐ) - Sáng 16/4, Tạp chí Công dân và Khuyến học tổ chức lễ ra mắt chuỗi tọa đàm và phát động cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước". Chuỗi tọa đàm và Cuộc thi viết là diễn đàn kết nối các chuyên gia, nhà báo, nhà giáo, phụ huynh, học sinh, sinh viên…