Ngành nông nghiệp một năm thành công với nhiều điểm sáng toàn diện

Chia sẻ

(PNTĐ) – Chiều 24/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị tổng kết ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2020 và triển khai kế hoạch năm 2021.

Nỗ lực vượt khó, nhiều chỉ tiêu bứt tốc

Theo Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, năm 2020 là năm khu vực nông nghiệp đối mặt với nhiều thách thức chưa từng thấy. Cùng với đại dịch COVID-19, thiên tai khốc liệt dị thường (đêm giao thừa xuân Canh Tý mưa rào diện rộng hơn 120mm ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng; sáng mùng 1 Tết mưa đá diện rộng ở 7 tỉnh miền núi phía bắc; nửa đầu năm hạn khắc nghiệt ở cả 3 vùng Bắc, Trung, Nam; mặn, kiệt ở ĐBSCL cao hơn cả mốc lịch sử năm 2016; tháng 10 và 11 bão chồng bão, lũ chồng lũ ở các tỉnh miền Trung vượt xa các mốc lịch sử quan trắc trước đó). Dịch bệnh nguy hiểm cấp độ khu vực và toàn cầu nguy cơ bùng nổ, đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp (dịch tả lợn châu Phi, sâu keo mùa thu, châu chấu sa mạc, bệnh khảm lá sắn). Có thể nói năm 2020 là một năm hết sức khó khăn, thách thức, đòi hỏi sự cố gắng cao độ để vươn lên hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra của ngành NN&PTNT.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểuBộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Quang Hiếu).

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, toàn ngành đã nỗ lực vượt khó, sáng tạo, khát vọng vươn lên, bám sát thực tiễn, quyết liệt hành động với các giải pháp cơ cấu lại ngành, đổi mới mô hình tăng trưởng, khơi thông nguồn lực đầu tư của toàn xã hội. Trong khó khăn, nông nghiệp tiếp tục khẳng định là trụ đỡ của nền kinh tế, phấn đấu vươn lên phát triển bền vững, tham gia sâu vào hội nhập kinh tế toàn cầu, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống.

Các kết quả đạt được các chỉ tiêu tổng hợp năm 2020, như: Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành khoảng 2,65%. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 41,2 tỷ USD. Trên 62% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%. Thu nhập của cư dân nông thôn đạt 43 triệu đồng/người. Năm 2020, có 1.055 doanh nghiệp thành lập mới, nâng tổng số lên trên 13.280 doanh nghiệp nông nghiệp.

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tập trung thực hiện kết hợp tài nguyên bản địa, văn hóa truyền thống với ứng dụng khoa học công nghệ tạo sản phẩm đa dạng, phong phú, chất lượng, mẫu mã bao bì đẹp, truy xuất được nguồn gốc; đến hết năm 2020 phân hạng và công nhận 3.200 sản phẩm OCOP.

Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tiếp tục phát triển, tăng cả về số lượng và chất lượng. Trên 62% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (tăng 8% so với cuối năm 2019); 173 đơn vị cấp huyện thuộc 50 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 61 đơn vị cấp huyện so với cuối năm 2019) và có 03 tỉnh (Nam Định, Đồng Nai và Hưng Yên) đã được công nhận hoàn thành và 9 tỉnh, thành phố đang hoàn thiện thủ tục để được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Mục tiêu năm 2021 ngành NN&PTNT phấn đấu: Tốc độ tăng trưởng GDP ngành Nông nghiệp khoảng 2,7 - 3%; Tốc độ tăng giá trị sản xuất NLTS trên 2,8 - 3,1%; trong đó trồng trọt tăng 1,3%, chăn nuôi tăng 5,7%, thủy sản tăng 3,8%, lâm nghiệp tăng 5,0%. Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trên 42 tỷ USD; Tỷ lệ che phủ rừng ổn định mức 42% và nâng cao chất lượng rừng; Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới trên 70%; ít nhất 200 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh 91%; Thành lập mới 2.000 HTX nông nghiệp; cả nước có 19.500 HTX nông nghiệp, trong đó trên 16.500 HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả.

Để đạt mục tiêu trên, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, Bộ sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa của từng vùng miền; đồng bộ hóa các giải pháp và chương trình, kế hoạch hành động phát triển nông nghiệp hiện đại, nông dân giàu có, nông thôn phồn thịnh, văn minh. Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn theo chuỗi giá trị với 3 nhóm sản phẩm chủ lực, đáp ứng nhu cầu thị trường, ứng dụng công nghệ cao, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Tổ chức liên kết chặt chẽ giữa các địa phương có các vùng nguyên liệu tương đồng, tạo đột phá trong phát triển nhanh, bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh hàng nông sản Việt Nam. Kết nối nông nghiệp với công nghệ bảo quản, công nghiệp chế biến và thị trường, xuất khẩu, với chuỗi giá trị toàn cầu. Cơ bản hoàn thành sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp.

Ngành nông nghiệp là bệ đỡ quan trọng cho nền kinh tế

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu tại hội nghịThủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Quang Hiếu).

Phát biểu và chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, năm 2020, trong bối cảnh khó khăn chưa từng có, ngành Nông nghiệp vẫn đóng góp trên 10 tỷ USD vào xuất siêu cho nền kinh tế nước ta. Việt Nam được đánh giá là một trong 5 quốc gia trên thế giới có dòng thương mại mạnh nhất. Công tác an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, các vùng thiên tai lũ lụt, miền núi, vùng sâu vùng xa… luôn được quan tâm, nhất là trong bối cảnh thiên tai khốc liệt. Đây là một năm thành công với nhiều điểm sáng toàn diện của ngành, trong khó khăn cho thấy vai trò sống còn nhằm đảm bảo an ninh lương thực, là bệ đỡ quan trọng cho nền kinh tế…

Trong bối cảnh khó khăn chồng chất, sản xuất nông, lâm, thủy sản vẫn duy trì đảm bảo cho dân số 100 triệu dân, duy trì xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vẫn đạt kỷ lục cao. 5 mặt hàng xuất khẩu vẫn đạt kim ngạch trên 3 tỷ USD, nhất là xuất khẩu gỗ đóng vai trò quan trọng cho tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu.

Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo có giá trị cao hàng đầu thế giới. Trong bối cảnh bão chồng bão, lũ chồng lũ, Bộ NN-PTNT với vai trò là cơ quan thường trực đã góp phần hạn chế tối thiểu thiệt hại về người và tài sản cho nhân dân. Công tác chỉ đạo, điều hành sản xuất của Bộ NN-PTNT luôn đảm bảo kịp thời, nhạy cảm, sát sao, đúng và trúng… Công nghiệp chế biến nông sản được đẩy mạnh, thu hút mạnh mẽ đầu tư của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn, đầu tư công nghệ cao.

Trong một nhiệm kỳ qua, đã có 68 nhà máy chế biến nông, lâm, thủy sản đã được đầu tư. Riêng năm 2020 đã có 18 nhà máy đầu tư, đi vào hoạt động. Các doanh nghiệp lớn trong ngành nông nghiệp đều hết sức thành công, ngày càng khẳng định vai trò đầu tàu, nòng cốt trong ngành nông nghiệp. Công tác xây dựng nông thôn mới vượt xa mục tiêu đề ra và ngày càng đi sâu vào chất lượng, chiều sâu. 

Thủ tướng biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực vượt khó của toàn ngành Nông nghiệp trong năm 2020, tuy nhiên, ngành tăng trưởng vẫn chưa đảm bảo bền vững. Với thách thức về thiên tai, dịch bệnh vẫn luôn tiềm ẩn, một số mục tiêu của ngành chưa đạt mục tiêu đề ra; về cơ sở hạ tầng của ngành vẫn còn yếu; chênh lệch khoảng cách giàu nghèo, vùng miền còn lớn; môi trường nông thôn vẫn còn nhiều vấn đề; thu nhập và đời sống người dân nông thôn vẫn còn thấp so với khu vực thành thị. Năng suất lao động trong khu vực nông nghiệp vẫn còn thấp… Bên cạnh đó, công tác dự báo cung cầu thị trường các mặt hàng nông sản thiết yếu vẫn còn yếu; tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, nhất là vốn ODA vẫn còn thấp; tình trạng phá rừng tự nhiên vẫn còn diễn ra…

Năm 2021, Thủ tướng đề nghị ngành Nông nghiệp cần tiếp tục chủ trương, tinh thần biến “nguy cơ thành thời cơ”, tận dụng tốt cơ hội phục hồi nền kinh tế. Chỉ tiêu GDP ngành phải giữ được ở mức 3%, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành phấn đấu đạt 44 tỷ USD...

Năm 2020, nông nghiệp Hà Nội tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, với quyết tâm chính trị cao, cùng với sự vào cuộc tích cực của người dân Thủ đô, ngành NN&PTNT năm 2020 đã đạt được những kết quả nổi bật.

Tăng trưởng ngành nông nghiệp ước đạt 4,2% - cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ một số ngành kinh tế. Tổng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn TP ước đạt 38.093 tỷ đồng, tăng 4,5% so với năm 2019. Giá trị sản xuất bình quân đạt 280 triệu đồng/ha.

Cơ cấu nội ngành chuyển dịch tích cực theo hướng kinh tế hàng hóa, tạo việc làm và thu nhập tại chỗ cho nông dân. Phát triển nông nghiệp hàng hóa, công nghệ cao và an toàn thực phẩm được chú trọng. Hà Nội đã hình thành nhiều vùng sản xuất chăn nuôi quy mô lớn.

Ước đến hết năm 2020, thành phố có thêm 7 huyện và 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tỷ lệ huyện đạt chuẩn nông thôn mới là 13/18 huyện, thị xã (chiếm 72,2%), xã đạt chuẩn nông thôn mới là 370/382 xã (chiếm 96,6%). Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2020 ước đạt 55 triệu đồng, tăng 3,5 triệu đồng so với năm 2019. Dự kiến đến hết năm 2020, Hà Nội có 1.000 sản phẩm OCOP (riêng năm 2020 là 700 sản phẩm)…

Đây là thành tựu của sự nhất quán trong chỉ đạo của Chính phủ, Bộ NN-PTNT, Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội và nỗ lực của doanh nghiệp, hợp tác xã và người nông dân Thủ đô. Năm 2021, Năm 2021, Hà Nội phấn đấu tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt từ 3% trở lên.

Để đạt được mục tiêu trên, TP kiến nghị Bộ NN&PTNT, các bộ ngành Trung ương tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi Luật Đất đai để tháo gỡ những bất cập trong quản lý, sử dụng đất đai hiện nay; có quy định cụ thể về tích tụ, tập trung ruộng đất; ban hành các cơ chế, chính sách thông thoáng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền kiến nghị Bộ NN-PTNT phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu sửa đổi bổ sung cơ chế chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn đã ban hành cho phù hợp với tình hình thực tế theo hướng khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ cao vào sản xuất.

Hiện nay tại sông Nhuệ, sông Đáy, lòng sông bị bồi lắng, về mùa khô hầu như không có dòng chảy, nước sông bị ô nhiễm nặng nề ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống sinh hoạt và sức khỏe của người dân sống hai bên bờ sông. Do đó, Hà Nội đề nghị Bộ NN&PTNT báo cáo Thủ tướng Chính phủ bố trí vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 hỗ trợ đầu tư các dự án. Điển hình là cải tạo, nâng cấp trục chính sông Nhuệ từ Liên Mạc đến hết Hà Đông; nạo vét lòng dẫn sông Đáy từ xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức đến Ba Thá; xử lý đảm bảo ổn định khu vực cửa sông Đuống.

 VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

(PNTĐ) -Ngày 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"; với sự tham dự của hơn 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Đan Phượng.
Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(PNTĐ) - Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức lớp tập huấn việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các Nghị định liên quan bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy đến 610 điểm cầu cơ sở. Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố dự và phát biểu chỉ đạo.