Sách giáo khoa lớp 1 mới: Sửa vẫn chưa hết lo!

Chia sẻ

Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) vừa đồng ý phê duyệt phương án điều chỉnh nội dung ngữ liệu SGK Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều do Nhà Xuất bản (NXB) ĐH Sư phạm TP HCM đề xuất.

Bộ SGK Cánh Diều phải chỉnh sửa do có nhiều sai sót bị phát hiệnBộ SGK Cánh Diều phải chỉnh sửa do có nhiều sai sót bị phát hiện

Bộ GD-ĐT cho biết do phản ánh về việc sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều có một số nội dung chưa phù hợp, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã yêu cầu Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 (hội đồng thẩm định) rà soát, kiểm tra và có kết luận cụ thể các nội dung theo quy định. Hội đồng thẩm định đã thực hiện rà soát tổng thể nội dung sách giáo khoa môn tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều, xem xét nghiên cứu các nội dung phản ánh của dư luận; tổ chức đối thoại với tác giả và nhà xuất bản để thống nhất các nội dung cần điều chỉnh, bổ sung; tổ chức thẩm định bản mẫu theo quy định.

Theo đó, nhiều bài đọc gây “dậy sóng” dư luận đã được thay thế bằng các bài tập đọc khác như bài “Ve và gà” được thay bằng bài “Bờ Hồ”, còn phần 2 của bài này được thay bằng bài “Chăm bà”. Bài “Quạ và chó” được bổ sung thêm bài “Phố Thợ Nhuộm”. Bài “Cua, cò và đàn cá” (cả 2 phần) được thay bằng 2 bài đọc khác là “Kết bạn” và “Hồ sen”. Phần 1 và 2 của bài “Hai con ngựa” có thể thay bằng 2 bài “Mẹ thật là ấm” và “Nắng sớm” trên biển. Hai phần bài đọc “Lừa, thỏ và cọp” được bổ sung vào tài liệu 2 bài: “Bạn của Hà” và “Ông bà em”.

Ở phần chỉnh sửa từ ngữ - câu, những từ/cụm từ gây phản ứng trong thời gian qua như "quà... quà", "hí hóp", "thở hí hóp", "nhá dưa"... đều được điều chỉnh bằng cách bỏ hẳn trong bài. Từ "dưa đỏ" gây tranh cãi về ngôn ngữ địa phương được thay thế bằng từ "quả dưa", " gà nhép" được thay bằng "gà nhí", "nom" được thay bằng từ "trông"...

Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu NXB Đại học Sư phạm TP.HCM khẩn trương thực hiện cung cấp tài liệu này đến đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh tiểu học đang sử dụng sách giáo khoa môn Tiếng Việt 1 bộ sách Cánh Diều đảm bảo kịp thời với hình thức cung cấp phù hợp, thuận tiện cho người sử dụng.

Tuy nhiên, không chỉ bộ Cánh Diều, vừa qua, các bộ SGK Tiếng Việt của các bộ sách khác cũng đều bị có sạn. NXB Giáo dục Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ GD-ĐT đề xuất những điểm xin được chỉnh sửa trong lần tái bản các bản mẫu SGK sắp tới để phục vụ năm học 2021 - 2022.

Tuy nhiên, điều khiến dư luận đặt câu hỏi là tại sao mới chỉ có bộ sách Cánh Diều phải chỉnh sửa trong khi những bộ sách còn lại đã được đưa vào làm tài liệu giảng dạy trong cơ sở giáo dục. Thêm nữa, học sinh đã học xong kỳ I của năm học 2020-2021 mà sách mới được chỉnh sửa là bất cập, việc chỉnh sửa cũng theo kiểu vá víu. So với sách Tiếng Việt cách đây 30-40 năm, ngữ liệu trong các bộ sách mới không giàu hình ảnh, không gây ấn tượng với trẻ. Nhiều ý kiến còn đề nghị, cần khẩn trương xem xét trách nhiệm của Hội đồng thẩm định SGK khi để lọt quá nhiều sạn trong các bộ sách như vậy?

P.V

Tin cùng chuyên mục

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

(PNTĐ) - Dự thảo Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) bổ sung nhiều nội dung mới, đồng thời lược bỏ các quy định không còn phù hợp như: Phân loại trường theo định hướng, điều kiện thành lập trường thành viên, quy định bắt buộc hội đồng trường với trường thuộc lực lượng vũ trang, thủ tục mở ngành, phân hiệu, kiểm định… nhằm chuẩn hóa hệ thống, giảm thủ tục và thống nhất quản lí.
Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

(PNTĐ) - Phong trào “Bình dân học vụ số” không chỉ đơn thuần là một hoạt động chuyên môn, mà còn là sứ mệnh chính trị - xã hội của ngành Giáo dục trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước kế thừa và phát triển trong thời đại mới, nơi tri thức, kỹ năng số trở thành công cụ tối quan trọng để nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội.