Nhức nhối vấn nạn ô nhiễm môi trường ở làng nghề Cát Quế, Hoài Đức

Chia sẻ

Xã Cát Quế là địa phương có làng nghề truyền thống chế biến thực phẩm và nghề chăn nuôi lợn phát triển nhất trên địa bàn huyện Hoài Đức. Nhiều năm qua, nơi đây rơi vào tình cảnh ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ không khí, nguồn nước, người dân không có cách nào khác buộc phải “cam chịu”.

Khu chuồng trại lợn nhà ông Nguyễn Khắc MinhKhu chuồng trại lợn nhà ông Nguyễn Khắc Minh

Chấp nhận sống ô nhiễm vì… không có lựa chọn

Chúng tôi vào thăm gia đình ông Nguyễn Khắc Minh ở xã Cát Quế, huyện Hoài Đức, ngôi nhà khang trang rộng rãi là thành quả lao động hơn 20 năm chăn nuôi lợn nái và lợn thương phẩm của cả gia đình. Ông Minh cho biết, trước đây có thời điểm gia đình nuôi 200 con lợn, nay còn hơn 50 con. Trong suốt thời gian trò chuyện, chúng tôi phải nín chịu mùi phân từ chuồng lợn và cống rãnh nồng nặc. Bởi nhà ông Minh ở đối diện với chuồng lợn, chỉ cách nhau chừng 3m sân, tường. Ông Minh phân trần: “Ngày nào chúng tôi cũng cọ dọn chuồng nhưng cũng khó hết được mùi. Lắp biogas thì không đủ điều kiện lắp do diện tích rất chật hẹp. Nông dân chúng tôi chăn nuôi cũng biết việc xả chất thải là gây ô nhiễm, ảnh hưởng sức khỏe cho bản thân và gia đình, nhất là tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh nhưng vì kế sinh nhai, vì “nồi cơm” nên không có lựa chọn nào khác”.

Không riêng ông Minh “không có lựa chọn khác” mà toàn xã Cát Quế hiện có khoảng 600 hộ chăn nuôi lợn, với tổng đàn hơn 15.000 con/năm, chỉ có khoảng 10% số hộ đầu tư xây dựng hầm biogas xử lý chất thải, còn lại hơn 500 hộ vẫn xả thải thẳng vào hệ thống cống rãnh, kênh mương nội đồng. Điều đó đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chưa cần đo đạc bằng máy móc kỹ thuật mà trực tiếp đến đây sẽ hiểu được người dân đang phải hứng chịu ô nhiễm như thế nào.

Giải pháp vẫn chờ quy hoạch

Lý giải về vấn đề này, ông Trần Văn Long, Chủ tịch UBND xã Cát Quế thừa nhận, tình trạng ô nhiễm môi trường trên toàn xã Cát Quế trở thành vấn đề nhức nhối và trở nên cấp bách trong nhiều năm nay. Ô nhiễm chủ yếu là do nước thải. Lượng nước thải quá nhiều không được xử lý kịp thời đã ảnh hưởng đến chất lượng nước cũng như cảnh quan môi trường của xã. Không khí bị ảnh hưởng bởi mùi nước thải ở ven các trục đường đi, cống rãnh của xã.

Toàn xã Cát Quế có 5 doanh nghiệp và 49 hộ hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông sản, chủ yếu là các nghề sản xuất mỳ, miến, bánh đa nem, nấu rượu, bóc vỏ đậu xanh, bánh kẹo… chiếm 1,3% số hộ. Các hộ sản xuất, kinh doanh của làng nghề lại ở phân tán, rải rác trong xã. Ngay từ năm 2001, xã Cát Quế đã được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) công nhận là làng nghề chế biến nông sản thực phẩm với các sản phẩm nổi tiếng như miến dong, mạch nha… Làng nghề chế biến thực phẩm có công suất trên 10.000 tấn/năm và nước thải từ hoạt động sản xuất này vẫn một con đường duy nhất là xả thải trực tiếp ra cống, rãnh gây ô nhiễm môi trường.

Theo ông Long, trước nhu cầu của các hộ sản xuất làng nghề và chăn nuôi, xã Cát Quế đã được thành phố (TP) phê duyệt quy hoạch cụm công nghiệp (CCN) để đưa các hộ làm nghề ra khu tập trung. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chờ các cấp có thẩm quyền triển khai. Theo ông Long, nguyên nhân của sự chậm trễ này là do quy hoạch liên quan đến vùng phân lũ và vốn để triển khai dự án. Hiện xã đang hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động của môi trường làng nghề để trình cấp trên.

Theo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoài Đức, nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, huyện Hoài Đức đã được TP Hà Nội chấp thuận đầu tư xây dựng 3 nhà máy xử lý nước thải là: Cầu Ngà, Sơn Đồng và Vân Canh. Song hiện mới có Nhà máy Xử lý nước thải Cầu Ngà (xã Dương Liễu) hoạt động công suất 20.000m3/ngày. Với công suất ấy, nhà máy mới xử lý được một phần nước thải cho các hộ sản xuất trong đê của 3 xã Dương Liễu, Cát Quế và Minh Khai, còn nước thải khu vực ngoài đê sông Đáy có hơn 3.000 hộ dân chưa được xử lý. Bên cạnh đó, UBND huyện đã đề nghị TP tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ triển khai 4 dự án CCN làng nghề đã được quy hoạch trong đó có CCN Cát Quế và CCN Minh Khai (Dương Liễu mở rộng), CCN Đông La, CCN An Thượng.

Bên cạnh việc khắc phục tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường tại xã Cát Quế, TP cần tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về môi trường. Đề nghị huyện Hoài Đức và TP sớm tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ, xây dựng khu chăn nuôi tập trung và CCN cho các hộ để cải thiện môi trường cho người dân Cát Quế.

Bài và ảnh VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.