Quy định về việc đốt pháo và pháo hoa

Chia sẻ

Tôi nghe nói có quy định mới của Chính phủ về việc người dân được đốt pháo và pháo hoa trong dịp lễ, Tết? Mặt khác, tôi vẫn nghe thấy trên đài, báo có những thông tin người buôn bán vận chuyển pháo nổ lại vẫn bị xử lý hình sự.

Câu hỏi:
Tôi nghe nói có quy định mới của Chính phủ về việc người dân được đốt pháo và pháo hoa trong dịp lễ, Tết? Mặt khác, tôi vẫn nghe thấy trên đài, báo có những thông tin người buôn bán vận chuyển pháo nổ lại vẫn bị xử lý hình sự. Điều này khiến tôi hết sức băn khoăn. Xin Quý báo cho tôi biết những quy định cụ thể về việc đốt pháo và pháo hoa trong trường hợp nào? Xin cám ơn!

Hồ Hoàng Tùng (Bắc Từ Liêm, Hà Nội)

Quy định về việc đốt pháo và pháo hoa - ảnh 1

Trả lời
Ngày 27/11/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 137/2020/NĐ-CP về Quản lý, sử dụng pháo có những nội dung được coi là rất “mở”, trong việc sử dụng pháo và pháo hoa trong dịp lễ, Tết. Nhưng thực ra những nội dung trong Nghị định này, muốn sử dụng pháo hoa nổ, pháo hoa cũng đều phải tuân thủ những quy tắc nhất định chứ không thể tùy tiện. Nghị định 137/2020/NĐ-CP sẽ thay thế Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/04/2009 về quản lý, sử dụng pháo. (Pháo bao gồm pháo nổ và pháo hoa).

Nếu như trước đây, Điều 4 của Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 (có hiệu lực đến hết ngày 10/1/2021), liệt kê các hành vi bị nghiêm cấm là:

“1. Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ.

2. Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo hoa, thuốc pháo hoa.

3. Mua, bán, tàng trữ, sử dụng thuốc nổ lấy từ các loại bom, mìn, đạn, lựu đạn, vật liệu nổ quân dụng (dùng trong quốc phòng, an ninh), vật liệu nổ công nghiệp để sản xuất trái phép pháo, thuốc pháo”.

Thì tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2010 sẽ có hiệu lực ngày 11/01/2021 Chính phủ quy định các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 5 như sau:

“1. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này.

2. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo.

3. Mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.

4. Lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

5. Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy pháo không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường.

6. Chiếm đoạt, mua, bán, trao đổi, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy phép về pháo.

7. Giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định.

…”.
Tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2010 quy định những hành vi bị nghiêm cấm trong việc quản lý, sử dụng pháo, nhưng đã được Chính phủ liệt kê những hành vi bị cấm quản lý và sử dụng pháo rộng hơn và chi tiết hơn: Những thành phố trực thuộc Trung ương và Thừa Thiên Huế được tổ chức bắn pháo hoa nổ là Giao thừa Tết Nguyên đán, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút. Ngày Quốc khánh, các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 2 tháng 9. Giỗ Tổ Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng; Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 9 tháng 3 âm lịch.

Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại thành phố Điện Biên Phủ; Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 7 tháng 5. Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch), Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 30 tháng 4; Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; Thời gian bắn vào 21 giờ ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Ngoài ra Nghị định 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2010 còn quy định các trường hợp được sử dụng pháo hoa như sau:

“Điều 17. Sử dụng pháo hoa

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa”.

Như vậy, tưởng chừng như Nghị định 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2010 quy định rất “mở” về việc sử dụng pháo hoa, nhưng lại rất chặt chẽ. Nếu bạn có đủ điều kiện sử dụng pháo hoa như quy định tại khoản 1 Điều 17 thì bạn phải mua tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép kinh doanh thuộc Bộ Quốc phòng để sử dụng trong các ngày lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi hoặc các sự kiện văn hóa nghệ thuật…

Trường hợp bạn được phép sử dụng pháo hoa, nhưng bạn mua ở những cơ sở kinh doanh bất hợp pháp, hoặc khi bạn sử dụng mà không xuất trình được nguồn gốc pháo hoa mà bạn sử dụng khi cơ quan chức năng yêu cầu thì bạn sẽ bị xử lý hình sự.

Luật sư: TRẦN THU THỦY

Tin cùng chuyên mục

Tạ lỗi với mẹ

Tạ lỗi với mẹ

(PNTĐ) - Chiếc xe vòng qua một quả đồi, rồi qua thêm một thung lũng nhỏ. Quãng đường hơn 200km nên mãi đến lúc mặt trời gần đứng bóng Bình mới đến mộ của mẹ. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 3/3 âm lịch là Bình lại về quê để tảo mộ. Đó là tục lệ của quê Bình.
Về thăm nhà xưa

Về thăm nhà xưa

(PNTĐ) - Sáng nay, cả đại gia đình chúng tôi trở về thăm ngôi nhà xưa-nơi ông bà tôi từng ở và nuôi bác và bố tôi khôn lớn. Ngôi nhà nằm ở vùng trung du, cách Hà Nội 2 giờ đi xe.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.