Ngô Thị Thơ: Nghệ nhân thêu vươn lên từ nghèo khó

Chia sẻ

“Bố chỉ mong làm được nhiều tiền để cho con ăn học đến nơi đến chốn, giúp con phát huy năng khiếu thêu mà thành công” – Sinh thời, người bố nghèo của Ngô Thị Thơ đã luôn đau đáu với ước mơ thêu tranh nghệ thuật của cô con gái. Sau nhiều năm nỗ lực vượt khó, Thơ đã không phụ lòng mong mỏi của bố vừa trở thành nghệ nhân, vừa giúp đỡ được gia đình.

Ngô Thj Thơ được Hiệp hội làng nghề Hải Phòng công nhận Nghệ nhân thêu ren móc chỉ Hải Phòng năm 2020Ngô Thj Thơ được Hiệp hội làng nghề Hải Phòng công nhận Nghệ nhân thêu ren móc chỉ Hải Phòng năm 2020.

Trong chuyến tham quan, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm của các nghệ nhân, các chủ cơ sở sản xuất đến từ nhiều làng nghề ở các tỉnh, thành phố do Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức, tôi ấn tượng với câu chuyện khởi nghiệp từ nghèo khó của Ngô Thị Thơ, nghệ nhân trẻ đến từ xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Thơ tâm sự, bố mẹ đều là thanh niên xung phong ở nông trường cói, trở về địa phương làm nông nghiệp nuôi 4 người con nên quanh năm thiếu thốn.

Ngô Thị Thơ sinh năm 1982, là con út trong gia đình nên có lẽ được thừa hưởng sự khéo léo với nghề thêu của mẹ. Từ thuở lên 10, Thơ đã cầm kim đưa từng mũi chỉ vẽ lên những bức tranh thêu đơn giản. Thơ thấm nghề và yêu nghề từ khi nào không hay. Thơ chia sẻ: “Tôi nhớ nhất  những lần bố đưa đi học, bố bảo, bố ước có tiền cho con đi học được nhiều hơn”. Mặc dù trong hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ Thơ vẫn luôn có tinh thần lạc quan, nghị lực vượt qua khó khăn. Có lẽ vì vậy mà Thơ luôn ôm ấp tâm nguyện giữ và phát triển nghề thêu nghệ thuật này. Sau nhiều năm vừa làm nghề, vừa dạy nghề cho nhiều người làm nghề, nhận hợp đồng hàng rồi giao cho các người thợ cùng làm, Thơ đã gây dựng cho mình một cơ ngơi khá vững.  

Người thợ đã gắn bó với Thơ hơn chục năm nay, cũng là hàng xóm của gia đình, chị Hoàng Thị Thúy cho biết: “Thơ trẻ tuổi mà năng động, rất nhiệt tình với các chị em, trong công việc thì chi bảo từng li từng tí để sao cho các tác phẩm tranh của chị em đều có chất lượng cao. Nhờ có Thơ mà chị em chúng tôi vẫn giữ được nghề và có thêm thu nhập”.

Năm 2020, mặc dù trong điều kiện khó khăn do dịch bệnh Covid-19 song Thơ vẫn mở lớp nhân cấy nghề cho 50 người ở địa phương, chủ yếu là phụ nữ, người khuyết tật. Thơ nhanh nhẹn mà tỉ mỉ chỉ dạy từng đường đưa kim, phối chỉ cho các học viên. Thơ bảo: “Cái nghề này không nhanh được, phải cẩn thận, phải chắc chắn từng đường nét để phối màu sao cho sắc nét mà lột tả được cả cái hồn trong mỗi bức họa”.

Bà Trần Thị Ngoạt, Trưởng thôn Quân Thiềng, xã Đồng Minh cho rằng: Nhiều năm nay, Ngô Thị Thơ không những làm nghề giỏi mà còn dạy nghề, tạo việc làm cho nhiều người địa phương, nhất là những phự nữ ngoài 35-40 tuổi. Thơ là người sống chan hòa với mọi người và tích cực tham gia các phong trào, các hoạt động từ thiện xã hội ở địa phương. Vì vậy, trong thôn ngoài xã ai nấy đều biết đến Thơ là người nghệ nhân trẻ tuổi, chịu thương chịu khó lại có tấm lòng nhân ái.

Ghi nhận những nỗ lực giữ nghề, làm nghề của Ngô Thị Thơ, ông Nguyễn An Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng nhận xét: Thơ là một trong số ít người có đam mê với nghề thêu mà chịu khó giữ nghề, phát triển nghề dù qua nhiều khó khăn. Thơ là người có tinh thần học hỏi rất cao, thường xuyên tham gia các hoạt động của Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng và Hiệp hội làng nghề Việt Nam như giao lưu chia sẻ kinh nghiệm, hội chợ trưng bày và giới thiệu sản phẩm,... Những sản phẩm thêu tay nghệ thuật của Thơ và những người thợ đã và đang góp phần gìn giữ, phát triển nghề quý của địa phương nên rất đáng được ghi nhận. Vì vậy, năm 2020, Hiệp hội làng nghề Hải Phòng đã công nhận Thơ là nghệ nhân làng nghề Hải Phòng.

Tác phẩm làng quê của nghệ nhân Ngô Thị ThơTác phẩm "Làng quê" của nghệ nhân Ngô Thị Thơ

Sản phẩm tranh thêu tay nghệ thuật của Thơ rất đa dạng, từ cỏ cây hoa lá, phong cảnh đến chân dung, gần 20 năm đứng chủ cơ sở thêu, tạo việc làm cho 20-30 người ở địa phương; sản phẩm tranh thêu của Thơ và các cộng sự đã được nhiều người chọn mua. Giá sản phẩm từ vài trăm nghìn đồng đến 15-20 triệu đồng/bức tranh, tùy vào kích thước và độ tinh xảo mà tay thêu “vẽ” lên bằng sợi chỉ.

Tác phẩm Mã đáo thành công của nghệ nhân Ngô Thị ThơTác phẩm "Mã đáo thành công" của nghệ nhân Ngô Thị Thơ

Người luôn động viên khích lệ Thơ hiện nay chính là bạn đời cũng là chủ một xưởng mộc. Những nỗ lực của Thơ cùng chồng đã nuôi dạy 2 con khôn lớn, nay con gái lớn của Thơ đang học Đại học Bách Khoa, con trai đang học cấp 3 và đều là học sinh giỏi nhiều năm. Giờ đây, Thơ đã có điều kiện kinh tế khá vững, thì lại càng chuyên tâm vào việc phát triển nghề thêu tay nghệ thuật. “Tôi muốn giữ gìn nét tinh hoa văn hóa của dân tộc và để người dân nghèo, nhất là phụ nữ có việc làm và thu nhập để trang trải cuộc sống. Tôi mong ngày càng có nhiều người thoát nghèo”.

Ông Phạm Văn Ngọc, Chủ tịch UBND xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo cho biết: Ngô Thị Thơ không chỉ là chủ xưởng thêu giúp cho nhiều người có việc làm thường xuyên mà còn dạy nghề cho nhiều người trong và ngoài địa phương. Trong đó, chủ yếu là phụ nữ tuổi ngoài 40 được học nghề và làm nghề để có thêm thu nhập trong lúc nông nhàn. Thơ cũng rất nhiệt tình tham gia các phong trào ở địa phương, nhất là ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn.  

Chia sẻ về dự định trong tương lai gần, Thơ cho biết: “Tôi sẽ tiếp tục học hỏi để nâng cao tay nghề cũng như không ngừng sáng tạo hơn nữa để làm ra các tác phẩm nghệ thuật có hàm lượng chất xám cao, có chiều sâu tâm hồn để đến được với người tiêu dùng nhiều hơn. Đặc biệt là, tôi sẽ dành thời gian để hướng dẫn thêm cho nhiều người học nghề và làm nghề thêu thủ công đáng quý này”.

VÂN NGA

 

Tin cùng chuyên mục

Nữ Tổ trưởng Tổ dân phố tận tụy với cộng đồng

Nữ Tổ trưởng Tổ dân phố tận tụy với cộng đồng

(PNTĐ) - Từ năm 2020 đến nay bà Dương Thị Phấn được tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng Tổ dân phố (TDP) 3 phường Phú La, quận Hà Đông (từ ngày 1/7 trở thành phường Kiến Hưng, thành phố Hà Nội). Khi nhận nhiệm vụ, bà tìm hiểu hoàn cảnh từng gia đình, từ đó đề xuất, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt, bà đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân tham gia ủng hộ các phong trào của địa phương. Để người dân tích cực tham gia, bà Phấn luôn là người tiên phong thực hiện.
Nữ chiến sĩ làm Chủ tịch Hội

Nữ chiến sĩ làm Chủ tịch Hội

(PNTĐ) - Được tin tưởng bầu làm Chủ tịch Hội Phụ nữ từ năm 2023 đến nay, Thượng uý QNCN Trương Thị Kiều Oanh, Nhân viên tài chính, Chủ tịch Hội Phụ nữ ban CHQS quận Bắc Từ Liêm (trước đây) (từ 1/7, chị chuyển công tác sang Học viện Quân y) luôn xác định rõ trách nhiệm của mình là người “giữ lửa”, kết nối và dẫn dắt các hoạt động Hội. Những thành tích chị đạt được trong các phong trào thi đua của đơn vị, của Hội đã khẳng định ý thức sâu sắc về trách nhiệm của chị trong công tác chuyên môn, góp phần xây dựng hình ảnh người phụ nữ “tự tin – tự trọng – trung hậu – đảm đang” thời kỳ mới.
Nữ công nhân nhiệt huyết với nghề

Nữ công nhân nhiệt huyết với nghề

(PNTĐ) - Vừa qua, Công đoàn ngành Y tế Hà Nội tổ chức Hội nghị Tuyên dương công nhân, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh giỏi ngành Y tế Thủ đô năm 2025. Trong số các cá nhân được khen thưởng có chị Trần Thị Dung - công nhân Phân xưởng Nang mềm, Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây.
Khi nhiệm vụ đến từ trái tim

Khi nhiệm vụ đến từ trái tim

(PNTĐ) - Nụ cười rạng rỡ, tươi tắn, năng động, đó là ấn tượng đầu tiên mà bất cứ ai đều cảm nhận khi tiếp xúc với chị - Thượng tá Dương Thị Thanh Huyền, Phó Chủ tịch Hội phụ nữ Công an thành phố Hà Nội. Trách nhiệm trong công tác hội và phong trào phụ nữ, chị Huyền còn là cán bộ tâm huyết với công việc.
Làm giàu từ bánh chưng “Mai béo”

Làm giàu từ bánh chưng “Mai béo”

(PNTĐ) - Bánh chưng là món ăn tinh hoa của văn hóa ẩm thực Việt. Với chị Hoa Thị Mai (xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội), món ăn truyền thống ấy còn là cơ hội để khởi nghiệp, làm giàu chính đáng, và tạo việc làm cho nhiều phụ nữ quanh mình.