Việt Nam đang đàm phán mua 30 triệu liều vaccine của Anh

Chia sẻ

Việt Nam cũng đang đàm phán mua vaccine của Mỹ, Nga, Trung Quốc. Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường chia sẻ tại buổi họp báo Chính phủ vừa tổ chức sáng naty, 4/1.

Quang cảnh buổi họp báo Chính phủ sáng 4/1.Quang cảnh buổi họp báo Chính phủ sáng 4/1. (Ảnh: VGP)
Theo đó, đàm phán đang được tiến hành song song giữa Việt Nam với các nước. Đồng thời, tất cả các bên đều yêu cầu phía Việt Nam ký biên bản bảo mật và bảo mật thông tin. Song đến nay, có một số thông tin có thể công khai. Cụ thể, kết quả đàm phán đạt được mới nhất là với công ty dược phẩm AstraZeneca của Anh. Hai bên đã ký thỏa thuận đảm bảo 30 triệu liều vaccine cho 15 triệu người dân. “Theo lộ trình, quý 1, 2, 3, 4 đều sẽ có vaccine. Với đối tác Mỹ, lộ trình cung cấp lô vaccine cuối cùng là vào quý IV/2021”, Thứ trưởng Trương Quốc Cường nói.

Với đối tác Nga, ông Cường cho biết, Bộ Y tế đã đàm phán và sẽ sản xuất vaccine theo hình thức chuyển giao công nghệ cho một công ty trực thuộc Bộ Y tế. Trong đàm phán mua vaccine COVID-19 của nước ngoài, bên cạnh việc cung cấp còn liên quan đến nhiều yếu tố như mức giá chênh nhau không nhiều, phụ thuộc vấn đề bảo quản, điều kiện thanh toán, giao hàng và điều kiện về lâm sàng: “Các vaccine đang có sự chênh nhau về hiệu quả bảo vệ. Vaccine thấp nhất 60-65% và cao nhất là hiệu quả đến 94%, mức bảo vệ trung bình 80-90%”.

Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, tất cả các nội dung này, Bộ Y tế đang xin ý kiến các Bộ ngành và báo cáo Chính phủ các nội dung liên quan thanh toán, tiến hành tiêm và một số nội dung khác phải lấy ý kiến vì chưa từng có tiền lệ tại Việt Nam. Nếu cần thiết sẽ xin ý kiến và báo cáo Bộ Chính trị.

“Với vấn đề vaccine, Bộ Y tế đã báo cáo Chính phủ và thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để làm sao có sự vào cuộc nhanh nhất để người dân sớm tiếp cận được vaccine COVID-19, theo đó, cũng cần sự phối hợp rất chặt chẽ giữa các bộ ngành”, ông Cường nói.

Ngoài vaccine thương mại, Liên minh vaccine toàn cầu sẽ mua vaccine của một số nhà sản xuất để cung cấp cho khoảng 90 nước thành viên, trong đó có Việt Nam. Các nước sẽ được cấp số lượng vaccine cho khoảng 16% dân số, với mức giá rẻ nhất có thể. Tuy nhiên, hiện năng lực sản xuất của các nước sản xuất vaccine chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Trong quý 1/2021, Việt Nam mới có đủ thông tin để lên kế hoạch cụ thể hơn về mua vaccine ứng phó đại dịch COVID-19.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.