Nông sản Hà Nội sẵn sàng cho mùa Tết

Chia sẻ

Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đang cận kề, thời điểm này, các hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại tại Hà Nội đã sẵn sàng nguồn cung nông sản, nhất là các loại hàng hoá đặc sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân.

Thu hoạch và phân loại bưởi Diễn tại HTX nông nghiệp hữu cơ Nam Phương TiếnThu hoạch và phân loại bưởi Diễn tại HTX nông nghiệp hữu cơ Nam Phương Tiến

Nguồn cung dồi dào, chất lượng cao

Xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ được đánh giá là một trong số ít vùng trồng bưởi Diễn - loại quả đặc sản nổi tiếng của Hà Nội - đạt chất lượng cao. Năm nay, điều kiện thời tiết thuận lợi, cây bưởi Diễn tại đây cho năng suất cao với sản lượng trung bình đạt 1 tạ/cây (tương đương với 100 quả/cây). Thời điểm này, các nhà vườn, hợp tác xã đang thu hoạch quả, hoàn thiện các hợp đồng bao tiêu sản phẩm và giao hàng cho các mối buôn.

Chị Nguyễn Thị Mùi - Chủ nhiệm HTX nông nghiệp hữu cơ Nam Phương Tiến cho biết: Bưởi Diễn của HTX nông nghiệp hữu cơ hiện đã được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP và đang chuyển đổi theo hướng sản xuất hữu cơ; đăng ký mã số mã vạch để khách hàng dễ truy xuất nguồn gốc và đáp ứng các yêu cầu khắt khe vệ sinh an toàn thực phẩm. Với mẫu mã và chất lượng đảm bảo, hiện 70% sản lượng bưởi của HTX được các siêu thị, hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch, các mối buôn lớn. Phần còn lại, HTX đẩy mạnh bán lẻ đến tay người tiêu dùng trong và ngoài huyện.

Rau xanh cũng là mặt hàng được tiêu thụ mạnh trong những ngày Tết. Tại vùng rau Văn Đức, huyện Gia Lâm, các hội viên của Tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ rau an toàn đang tất bật chăm sóc các luống rau, cân đối số lượng, hoàn thiện các hợp đồng bao tiêu cho hệ thống siêu thị, các bếp ăn tập thể, nhà hàng… chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán. Trước đó, để đón bắt nhu cầu của thị trường, các hội viên trong Tổ hợp tác đã chủ động chuẩn bị giống, gieo trồng đan xen và gối vụ nhiều loại rau vụ đông xuân đa dạng và phong phú; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, giám sát chặt chẽ đảm bảo tiêu chuẩn rau VietGAP và các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh, trước tình trạng thịt lợn tăng giá, để chủ động nguồn cung thay thế, từ đầu năm các hộ chăn nuôi gia cầm trên địa bàn Hà Nội đã đẩy mạnh tăng đàn, tăng quy mô chăn nuôi và nâng cao chất lượng đàn gà thương phẩm. Hiện nay, các đàn gia cầm tại Hà Nội phát triển tốt, số lượng tăng, nguồn cung dồi dào.

Anh Nguyễn Văn Tài - Phó Chủ nhiệm Hội Chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Ba Vì cho biết: Để nâng cao giá trị chăn nuôi và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, ngoài việc cung cấp gà thương phẩm, Hội đã đầu tư xây dựng, lắp đặt dây chuyền giết mổ, thu mua, làm sạch, đóng gói, hút chất không, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và vận chuyển, giao hàng cho các đại lý.

Tăng cường kết nối, đưa hàng đến tay người tiêu dùng

Theo tính toán của Sở Công Thương Hà Nội, dịp cuối năm, Tết Nguyên đán và sau đó là mùa lễ hội đầu năm, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân tăng mạnh với con số ước tính khoảng 292.500 tấn gạo, 56.700 tấn thịt lợn, 18.900 tấn thịt gà, 18.459 tấn thịt bò, 396 triệu quả trứng gia cầm, 315.000 tấn rau củ, 15.750 tấn thủy hải sản, 18.114 tấn thực phẩm chế biến, 156 nghìn tấn trái cây...

Ông Tạ Văn Tường - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết: Để đáp ứng nhu cầu trên, nhằm chủ động nguồn cung đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, Hà Nội đã sớm xây dựng các vùng sản xuất nông sản đặc sản hàng hoá. Điển hình, với các loại quả đặc sản hiện có khoảng 4.300ha trong tổng số 19.000ha cây ăn quả nói chung trên địa bàn. Thành phố đã xây dựng được nhãn hiệu tập thể, thương hiệu như: Bưởi Diễn Chương Mỹ, bưởi Diễn Phúc Thọ, bưởi Quế Dương, bưởi sạch Sóc Sơn, chuối Vân Nam, cam Kim An…

Trong lĩnh vực chăn nuôi, Hà Nội có 76 xã chăn nuôi sản phẩm chủ lực trong đó, có 15 xã chăn nuôi bò sữa, 19 xã chăn nuôi bò thịt, 29 xã chăn nuôi gia cầm với trên 3.800 trang trại chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư. Số lượng đàn gia súc, gia cầm tăng hơn so với năm ngoái. Ngoài ra, TP Hà Nội hiện có 52 chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi; cung cấp cho thị trường Hà Nội 14 tấn thịt lợn/ngày; 6,5 tấn thịt gia cầm/ngày; 105 nghìn quả trứng/ngày; 105 tấn sữa/ngày; 1 tấn thịt bò/ngày...Việc triển khai các dự án chuỗi đã nâng cao nhận thức cho nông dân về giảm sử dụng phân bón hóa học, các loại thuốc sâu, thuốc diệt cỏ độc hại trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, các hợp tác xã, người dân ký kết nhiều hợp đồng tiêu thụ với doanh nghiệp, bảo đảm đầu ra thuận lợi.

Bài và ảnh: NGUYỄN HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

 Thủ đoạn mới: Gắn định vị vào gói hàng ma tuý để thả trôi trên biển

Thủ đoạn mới: Gắn định vị vào gói hàng ma tuý để thả trôi trên biển

(PNTĐ) - Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Quang, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04 - Bộ Công an) cho biết, thời gian qua, lực lượng chức năng phát hiện nhiều gói ma túy được đóng gói và có thiết bị định vị, để rồi sau đó các đối tượng buôn bán trục vớt mang đi tiêu thụ.
Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

(PNTĐ) - Biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX là hình ảnh kết hợp cấu trúc chữ tượng hình từ số lần Đại hội, biểu hiện thông qua chữ số IX, là sự tích hợp các hình tượng tiêu biểu xoay quanh biểu trưng Thanh niên Việt Nam.