Gạo Thái Lan khó cạnh tranh với gạo Việt Nam và Ấn Độ

Chia sẻ

(PNTĐ) – Chiều 11/1, Bộ Công Thương thông tin, lần đầu tiên trong 19 tháng, chỉ số sản xuất (MPI) của Thái Lan tăng 0,35% trong tháng 11/2020 so với cùng kỳ năm trước nhờ sản xuất xe, xăng và điện tử tăng mạnh.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Việc công bố chỉ số sản xuất cho thấy triển vọng tích cực hơn so với dự báo giảm 0,55% của Reuters trước đó và mức giảm 0,42% trong tháng 10/2020.

Bộ Công nghiệp Thái Lan thống kê, mức sử dụng công suất đạt 64,8% trong tháng 11/2020 sau công suất 63,5% tháng 10/2020. Nhóm các sản phẩm công nghiệp chiếm tỷ trọng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu và là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quan trọng của Thái Lan trong thời gian qua.

Xuất khẩu tăng 2-3%

Hiệp hội các nhà vận tải Thái Lan thông tin, triển vọng xuất khẩu của nước này trong năm 2021 được dự báo tăng trưởng 3-4% do những tác động tích cực của Hiệp định RCEP, vắc-xin Covid-19 và kinh tế Trung Quốc phục hồi nhanh. Theo Hiệp hội, nhóm các mặt hàng tăng trưởng bao gồm thực phẩn, nhu yếu phẩm y tế, găng tay cao su, sản phẩm làm việc tại nhà, may mặc và vải vóc, phụ tùng ô-tô, dầu và gạo.

Về ngành hàng thực phẩm Thái Lan, các chuyên gia dự báo triển vọng xuất khẩu của ngành này tăng trưởng 2-3% đạt giá trị 1,1 nghìn tỉ Bạt trong năm nay, nhưng triển vọng đối với mặt hàng gạo sẽ không mấy khả quan. Trong 5 năm qua, tăng trưởng xuất khẩu thực phẩm đạt xấp xỉ 1%.

Tuy nhiên, một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến triển vọng xuất khẩu bao gồm vấn đề thiếu hụt container, đồng Bạt tăng giá – kể từ thời điểm tháng 4/2020, đồng Bạt đã tăng 11% so với đồng USD khiến gạo Thái Lan khó cạnh tranh so với gạo Việt Nam và Ấn Độ.

Chiang Mai: Tỷ lệ đặt phòng chỉ dưới 10%

Làn sóng Covid-19 thứ 2 bùng phát đúng mùa du lịch cao điểm khiến các doanh nghiệp lữ hành kiến nghị Chính phủ Thái Lan hỗ trợ 50% tiền lương hàng tháng nhằm hỗ trợ lao động trong ngành công nghiệp du lịch. Phương án trợ cấp được đề xuất ở mức trần 7.500 Bạt/người trong khoảng thời gian 1 năm. Các khoản vay du lịch cũng cần được gia hạn trong thời gian 2 năm.

Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều khách du lịch đã hủy đặt phòng; các khách sạn cũng ghi nhận tỉ lệ đặt phòng thấp. Cụ thể, Bangkok – thành phố du lịch trọng điểm được đánh dấu đỏ; người dân được khuyến khích hạn chế du lịch. Trong khi đó, tại Chiang Mai, tỉ lệ đặt phòng chỉ đạt dưới 10% và nhiều khách sạn quyết định đóng cửa tạm thời.

Chỉ số tiêu dùng tháng 12/2020 giảm 0,27%

Theo Bộ Thương mại Thái Lan, chỉ số tiêu dùng tháng 12/2020 giảm 0,27% so với năm 2019, thấp hơn mức dự báo giảm 0,4% của Reuters đưa ra trước đó. Nguyên nhân khiến chỉ số tiêu dùng nước này giảm thấp hơn trong tháng 12/2020 là do giá thực phẩm tươi sống cao hơn đặc biệt là rau quả và thịt vì nhu cầu tăng cao. Nguồn cung một số sản phẩm nông nghiệp bị giảm do ảnh hưởng của thời tiết xấu.

VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.