Sở Công Thương Hà Nội cần bình ổn thị trường trong dịp Tết Tân Sửu

Chia sẻ

Tết Nguyên đán Tân Sửu sắp đến, Sở Công Thương Hà Nội tiếp tục tập trung thực hiện mục tiêu kép, vừa đảm bảo phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế. Đặc biệt là cần quan tâm đến công tác bình ổn thị trường. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã chỉ đạo Sở Công Thương Hà Nội tại Hội nghị tổng kết năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021.

Tăng dự trữ hàng hóa

Dự báo Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, nhu cầu mua sắm của người dân Thủ đô tăng từ 3 - 20% đối với các mặt hàng gạo, thịt lợn, thịt bò, thịt gà, rau, củ, quả... Trong khi đó, khả năng sản xuất của doanh nghiệp Hà Nội chỉ đáp ứng 50 - 65% nhu cầu tiêu thụ của người dân. Để khắc phục tình trạng đó, Sở Công Thương đã chỉ đạo, phối hợp với các doanh nghiệp triển khai dự trữ hàng hóa tiêu dùng thiết yếu với tổng giá trị 39.400 tỷ đồng, tăng khoảng 5% so với kế hoạch dự trữ hàng hóa Tết năm 2020. Các siêu thị trên địa bàn Hà Nội đã dự trữ lượng hàng tăng 25-30% so với Tết 2020.

Theo Phó Tổng Giám đốc Thường trực Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) Đỗ Tuệ Tâm, dân dịp Tết Nguyên đán sắp tới, tổng lượng hàng hóa dự trữ ước đạt gần 1.000 tỷ đồng, các đơn vị trực thuộc đã chuẩn bị các mặt hàng phục vụ nhu cầu người là các sản phẩm Hapro và nhiều đặc sản vùng miền từ Sơn La, Yên Bái, Hà Giang…

Do dịch tả lợn châu Phi đã khiến nguồn cung ứng thịt lợn giảm sút đáng kể, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết, các doanh nghiệp bán lẻ đã tích cực dự trữ, nhập khẩu mặt hàng này qua đó góp phần ngăn chặn hiện tượng thịt lợn tăng giá đột biến. Theo ông Nguyễn Thái Dũng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH bán lẻ BRG (BRG Retail), để đảm bảo cân bằng nguồn cung mặt hàng thịt, bên cạnh khai thác tại thị trường trong nước, doanh nghiệp đã chủ động nhập khẩu từ Mỹ một lượng khá lớn các mặt hàng thịt lợn, thịt bò, thịt gà, riêng tháng 12/2020, doanh nghiệp nhập khẩu 3 container thịt lợn. Thời gian tới, BRG Retail sẽ tiếp tục nhập khẩu thịt lợn qua đó phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trước, trong và sau Tết Tân Sửu.

Tiếp tục thực hiện mục "tiêu kép"

Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền trao Bằng khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong năm 2020.Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền trao Bằng khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong năm 2020. (Ảnh: Thanh Hiền)

Năm 2021, ngành Công thương Hà Nội đặt mục tiêu giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 9% (cao gấp hơn 1,8 lần năm 2020). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 7 - 8% (gấp gần 3 lần năm 2020); phấn đấu công nhận 25 - 28 sản phẩm là sản phẩm công nghiệp chủ lực…

Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Đàm Tiến Thắng, thời gian tới, ngành tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, chủ lực, công nghiệp hỗ trợ, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa; triển khai có hiệu quả chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố.

Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Trần Thị Phương Lan, nhằm thúc đẩy thương mại phát triển nhất là thương mại điện tử, sở sẽ đẩy mạnh hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Thiết lập, củng cố, phát triển, phân bổ hợp lý các kênh phân phối, mạng lưới các loại hình thương mại - dịch vụ văn minh, hiện đại trên địa bàn thành phố. Năm 2021, ngành công thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tăng 5% (cao gấp gần 2,8 lần năm 2020). Để hoàn thành mục tiêu này, trong thời gian tới, sở sẽ theo dõi sát diễn biến dịch Covid-19 và chính sách ứng phó của các quốc gia, đặc biệt là các thị trường trọng yếu như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN, từ đó thông tin kịp thời đến doanh nghiệp và có biện pháp thích hợp trong việc tìm thị trường đầu ra cho hàng hóa xuất khẩu.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu Sở Công Thương Hà Nội đẩy mạnh thu hút đầu tư, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các dự án phát triển hạ tầng công nghiệp, thương mại. Trong đó, đôn đốc các chủ đầu tư khởi công xây dựng các cụm công nghiệp đã được UBND thành phố thành lập trong 2 năm qua. Đồng thời, triển khai hiệu quả các Chương trình phát triển công nghiệp chủ lực, phát triển công nghiệp hỗ trợ, khuyến công; thúc đấy phát triển các loại hình thương mại hiện đại, điện tử; hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, thực hiện hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại, kích cầu phát triển, qua đó mở rộng thị trường xuất khẩu và nội địa. Đặc biệt, Sở cần quan tâm đến công tác bình ổn thị trường trong dịp Tết Tân Sửu.

VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Cán bộ, chiến sĩ các lực lượng ngày đêm tập dượt cho lễ diễu binh, diễu hành vào dịp Quốc khánh 2/9

Cán bộ, chiến sĩ các lực lượng ngày đêm tập dượt cho lễ diễu binh, diễu hành vào dịp Quốc khánh 2/9

(PNTĐ) - Để chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2025), tại các địa điểm Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Huấn luyện Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Trung tâm Huấn luyện Miếu Môn, các khối đi của lực lượng quân đội, công an tham gia diễu binh, diễu hành tại lễ kỷ niệm trên đang gấp rút hoàn thiện từng động tác đi, đứng, chào.
Hà Nội đốc thúc tiến độ giải phóng mặt bằng 2 dự án đường sắt quốc gia

Hà Nội đốc thúc tiến độ giải phóng mặt bằng 2 dự án đường sắt quốc gia

(PNTĐ) - Sáng 11/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Trưởng ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng (GPMB) chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo GPMB dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (đoạn qua địa bàn thành phố Hà Nội) để nghe báo cáo về tiến độ triển khai công tác GPMB 2 dự án này.
Các cơ quan báo chí Thủ đô tích cực tuyên truyền những nhiệm vụ trọng tâm tháng 7

Các cơ quan báo chí Thủ đô tích cực tuyên truyền những nhiệm vụ trọng tâm tháng 7

(PNTĐ) - Các cơ quan báo chí Thủ đô đã kịp thời thông tin, tuyên truyền sâu sắc các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước và thành phố; trọng tâm là tuyên truyền cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức mô hình chính quyền địa phương hai cấp, đặc biệt là tại 126 đơn vị hành chính cấp xã mới; lan tỏa tinh thần đồng thuận trong xã hội, nêu bật tính chất đột phá, cách mạng và dấu ấn lịch sử của sự kiện này.