Phát hiện trường hợp tế bào ung thư truyền từ mẹ sang con

Chia sẻ

Lần đầu tiên, các nhà khoa học phát hiện ra việc các bà mẹ có thể truyền tế bào ung thư của mình cho con trong khi sinh.

Phát hiện trường hợp tế bào ung thư truyền từ mẹ sang con - ảnh 1 (Ảnh: Minh hoạ)

Trong một nghiên cứu do Trung tâm Ung thư Quốc gia Nhật Bẩn thực hiện được công bố trên Tạp chí Y học New England, các nhà khoa học đã tìm hiểu về trường hợp của 2 cậu bé 23 tháng tuổi và 6 tuổi, xuất hiện các triệu chứng như ho, đau ngực và nhanh chóng được chẩn đoán mắc ung thư phổi. Trước đó, sau khi 2 cậu bé này chào đời, người ta cũng phát hiện cả 2 bà mẹ đều bị ung thư cổ tử cung.

Các nhà khoa học xác định rằng, 2 cậu bé có thể đã hấp thụ tế bào ung thư từ khối u cổ từ cung của người mẹ trong quá trình được sinh ra.

Nghiên cứu kỹ hơn, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, các khối u của cả mẹ và con đều dương tính với HPV type 16, một trong những type HPV nguy cơ cao có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung và tổn thương tiền ung thư cổ tử cung. Việc giải trình tự thế hệ tiếp theo của các khối u cũng cho thấy khối u của các bé trai có các đột biến gene giống như các đột biến gene được tìm thấy trong bệnh ung thư của mẹ chúng.

Hơn nữa, khối u của các bé trai thiếu nhiễm sắc thể Y. Vì nam giới thường có một nhiễm sắc thể Y và một nhiễm sắc thể X, trong khi nữ giới thường có 2 nhiễm sắc thể X, điều này cho thấy khối u đến từ phía mẹ của họ.

Chúng ta biết rằng ung thư có thể lây sang thai nhi qua nhau thai trong một số trường hợp hiếm hoi, tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng có điều gì đó khác biệt đã xảy ra trong 2 trường hợp này. Họ lưu ý cách các khối u chỉ được nhìn thấy trong phổi và khu trú dọc theo đường thở. Họ lập luận rằng điều này cho thấy các tế bào ung thư của người mẹ có trong nước ối, dịch tiết hoặc máu từ cổ tử cung và được các em bé hấp thụ trong quá trình sinh.

Một điều cũng khá bất thường là một trong số những bệnh nhân này tới 6 tuổi thì mới phát hiện ra ung thư trong khi căn bệnh này phải bắt nguồn ngay trước hoặc trong khi em được sinh ra. Các nhà nghiên cứu tin rằng điều này là do các khối u lây truyền đã gây ra phản ứng tự miễn dịch, đó là cách hệ thống miễn dịch đối phó với các mô của người hiến tặng và truyền máu và cơ thể của cậu bé đang cố gắng ngăn chặn ung thư.

Từ kết quả phân tích, nhóm nghiên cứu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của biện pháp tiêm vaccine phòng ung thư cổ tử cung để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, cũng như nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con.

Trường hợp người mẹ bị mắc bệnh ung thư cổ tử cung sinh con, nhóm nghiên cứu cũng khuyến nghị hình thức sinh mổ để hạn chế sự di chuyển của các tế bào ung thư.

VU PHONG/VGP

Theo http://baochinhphu.vn/Khoa-hoc-Cong-nghe/Phat-hien-truong-hop-te-bao-ung-thu-truyen-tu-me-sang-con/419557.vgp

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.