Hà Nội tìm giải pháp phục hồi ngành du lịch sau tác động do dịch Covid-19

Chia sẻ

Sáng 19/01, Thường trực Thành ủy Hà Nội làm việc với Sở Du lịch và ngành Du lịch về kết quả thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020; kết quả của ngành Du lịch Thành phố năm 2020; định hướng nhiệm vụ, giải pháp năm 2021 và giai đoạn 2021-2025.

Bí thư Thành ủy nêu rõ, đại dịch Covid-19 tác động rất nặng nề đến các lĩnh vực, trong đó có ngành du lịch, dịch vụ. Trước khi có dịch Covid-19, ngành du lịch Thủ đô đóng góp 12,54% vào tổng GRDP. Nhưng năm 2020 giảm xuống còn 3,4%. “Cuộc làm việc nhằm tạo khí thế để tái cơ cấu toàn diện ngành du lịch, trong điều kiện tác động của dịch Covid-19, gắn với thực hiện Nghị quyết 06 của Ban Thường vụ Thành ủy và Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ phát biểu mở đầu buổi làm việcBí thư Thành ủy Vương Đình Huệ phát biểu mở đầu buổi làm việc

 Bí thư Thành ủy cũng nêu rõ, sự phục hồi của ngành du lịch Thủ đô là nhân tố quyết định đến việc có hoàn thành được các chỉ tiêu tăng trưởng, giải quyết việc làm, đảm bảo dự toán thu ngân sách, bảo đảm sinh kế của hàng vạn lao động trong lĩnh vực này trong năm nay hay không.

 Báo cáo tại buổi làm việc, Giám đốc Sở Du lịch Đặng Hương Giang cho biết: giai đoạn 2016-2019, lượng khách du lịch đến Hà Nội tăng khá nhanh và ổn định, năm sau cao hơn năm trước, mức tăng bình quân đạt 10,1%/năm. Riêng năm 2019, lượng khách đến Hà Nội đạt 28,945 triệu lượt, trong đó khách quốc tế trên 7 triệu lượt. Tốc độ tăng trưởng tổng thu từ khách du lịch bình quân giai đoạn 2016-2019 đạt 17,6%/năm, trong đó, năm 2019 đạt 103.812 tỷ đồng. Công suất sử dụng buồng phòng năm 2019 cũng đạt 67,9%, hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết 06 đề ra.

Giám đốc Sở Du lịch Đặng Hương Giang báo cáo tại buổi làm việcGiám đốc Sở Du lịch Đặng Hương Giang báo cáo tại buổi làm việc.

Do tác động của dịch Covid-19 nên trong năm 2020, tất cả các chỉ tiêu của ngành du lịch đều giảm mạnh. Trong đó, lượng khách du lịch quốc tế giảm 84,2%; khách nội địa giảm 65,6%; tổng thu từ khách du lịch giảm 73%; công suất sử dụng buồng phòng giảm 38% so với năm 2019.

Giám đốc Sở Du lịch Đặng Hương Giang nêu lên 7 nhóm hạn chế, khó khăn đối với ngành du lịch. Trong đó, chất lượng dịch vụ du lịch tại một số điểm đến du lịch văn hóa gắn với di tích lịch sử, làng nghề truyền thống chưa cao, thiếu các sản phẩm du lịch trải nghiệm phục vụ du khách. Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch chưa đồng bộ, hệ thống nhà hàng, ẩm thực, cơ sở mua sắm chưa đáp ứng được tốc độ tăng trưởng và nhu cầu đa dạng của du khách. Bên cạnh đó, tiến độ một số đề án, dự án phát triển du lịch triển khai còn chậm, nhất là các dự án đầu tư xây dựng khu du lịch vui chơi giải trí, khách sạn cao cấp...

Gợi ý để các đại biểu tập trung thảo luận, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cho rằng, dịch Covid-19 đã làm bộc lộ mạnh hơn những điểm yếu của ngành du lịch Hà Nội. Với diễn biến dịch như hiện nay, dự báo sớm nhất phải đến năm 2022 trở đi thì khách du lịch quốc tế mới phục hồi lại như thời điểm trước đại dịch, do vậy, nhiệm vụ giai đoạn này phải đẩy mạnh du lịch nội địa. Đồng chí đề nghị các đại biểu tập trung phân tích, đánh giá vì sao lại xảy ra tình trạng không thu hút được khách nội địa, đâu là nguyên nhân khách quan, đâu là chủ quan để từ đó hiến kế, đề ra những giải pháp đột phá nhất, cấp bách nhất, đạt được mục tiêu tăng trưởng ngành du lịch trong năm 2021 bằng 50-70% của năm 2019.

 Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho rằng, hiện nay, Hà Nội chưa thực sự là nơi hút khách du lịch, mà là nơi phân phối khách. Đối với Hà Nội, để hút được khách du lịch không chỉ bằng các sự kiện nhỏ lẻ, mà phải tổ chức các sự kiện lớn, bởi các sự kiện có vai trò rất quan trọng trong thu hút khách nội địa. Ngoài ra, Hà Nội cũng cần phát triển các loại hình “Du lịch MICE” thông qua tổ chức các sự kiện, hội thảo, hội nghị để lan tỏa, thu hút khách du lịch; Hà Nội cũng cần phát triển các trung tâm mua sắm lớn, các trung tâm Outlet (bán các sản phẩm tồn kho, giảm giá hoặc hết mùa) để phục vụ khách du lịch.

Đánh giá cao việc Thường trực Thành ủy Hà Nội làm việc với ngành du lịch ngay từ những ngày đầu năm, Chủ tịch Câu lạc bộ Lữ hành UNESCO Hà Nội Trương Quốc Hùng cho rằng: Hà Nội hiện có 17 huyện, thị xã, tiềm năng còn nhiều, phải làm sao phát triển để cho người Hà Nội du lịch ngay tại Hà Nội mà không cần phải đi đến các tỉnh quá nhiều. Hiện nay, nhu cầu của khách du lịch sau thời gian giãn cách xã hội cũng thay đổi khá nhiều, đi du lịch gần hơn, thời gian ngắn hơn, nhưng các điểm đến của Hà Nội chưa đáp ứng được yêu cầu này. Để thay đổi, Hiệp hội sẵn sàng phối hợp với các đơn vị, các huyện, thị xã tiến hành khảo sát, tư vấn đánh giá, hỗ trợ, thậm chí góp vốn cùng để phát triển các sản phẩm du lịch mới ngay trong năm nay. Chủ tịch Câu lạc bộ Lữ hành UNESCO Hà Nội cũng kiến nghị Thành phố nên có các tuyến xe buýt kết nối đến các điểm du lịch; tổ chức nhiều hơn các sự kiện để thu hút mạnh hơn khách du lịch đến Hà Nội...

Theo Phó Giám đốc Viettravel Hà Nội Phạm Văn Bảy, Hà Nội chưa tự triển khai các sản phẩm du lịch 3 ngày 2 đêm như Đà Nẵng, Quảng Ninh; các điểm “tiêu tiền” của Hà Nội cũng khiêm tốn; chưa có khu phát triển kinh tế ban đêm... Vì vậy, Hà Nội cần phát triển các sản phẩm du lịch để “níu chân” du khách chứ không chỉ là điểm trung chuyển như hiện nay.

 H. N

Tin cùng chuyên mục

Liên tục nợ thuế, Kim Oanh Group có đủ sức làm dự án 15.000 tỷ đồng?

Kim Oanh Group nợ thuế triền miên vẫn được Bình Dương chấp thuận làm dự án 15.000 tỷ đồng

Nhiều công ty nằm trong hệ sinh thái của Kim Oanh Group liên tục nằm trong danh sách nợ thuế, báo lỗ nhưng gần đây vẫn được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho làm dự án Đầu tư xây dựng Một Thế Giới – The One World (dự án Hoà Lân) với tổng vốn đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng.
Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền - Phó trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận dẫn đầu đoàn công tác của UBND thành phố Hà Nội đã làm việc với huyện Hoài Đức về: Rà soát tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác xây dựng và phát triển huyện Hoài Đức thành quận theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố; đánh giá tính khả thi phát triển huyện thành quận của Hoài Đức đến năm 2025.