“Ngâm chân” – liệu pháp đơn giản để tăng cường sức khỏe

Chia sẻ

Trong dưỡng sinh, việc giữ ấm bàn chân luôn được coi trọng. Vì thế, ngâm chân chính là một liệu pháp chăm sóc, phục hồi sức khỏe; đồng thời giúp điều trị một số chứng bệnh thông qua việc dùng nước nóng hay nước thuốc để ngâm, rửa chân.

Theo Đông y, ngâm chân nước ấm đúng cách có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, tạo các kích thích lành tính, làm hưng phấn các rễ thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ, giải trừ mỏi mệt, giúp dễ ngủ, đem lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho chân và não.

Đặc biệt, nếu cho vào nước ngâm một số loại thảo dược, hiệu quả phục hồi sức khỏe sẽ cao hơn nhờ việc các vị thuốc này đi vào hệ thống kinh lạc trong cơ thể thông qua huyệt đạo.

Dưới đây là một cách ngâm chân đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể làm:

Chuẩn bị: Chậu ngâm chân, củ gừng tươi, muối hạt, phích nước nóng, cặp nhiệt độ, khăn khô sạch.

Cách thức tiến hành:

- Lấy một củ gừng, rửa sạch, để cả vỏ. Giã nhuyễn gừng rồi cho vào chậu ngâm chân. Cho 2 – 3 thìa (muỗng) muối vào chậu. Cho nước nóng vào, pha với nước lạnh. Cắm cặp nhiệt độ vào chậu nước, sau 3 phút lấy lên xem. Nếu nhiệt độ từ 40 - 430C là thích hợp để ngâm chân. Để phích nước nóng bên cạnh chậu ngâm chân.

- Cho hai bàn chân (đã được rửa sạch) vào ngâm.

- Cứ 5 phút, ta lại cho thêm một ít nước nóng vào chậu, đảm bảo nhiệt độ nước ngâm luôn đạt 40 - 430C.

- Khi ngâm được khoảng từ 20 - 30 phút, thấy lấm tấm mồ hôi ở lưng thì thôi không ngâm nữa. Cho chân ra, lấy khăn khô, sạch lau khô bàn chân, đặc biệt cả kẽ các ngón chân. Đi dép vào để chống lạnh từ nền nhà rồi đứng dậy thu dọn.

“Ngâm chân” – liệu pháp đơn giản để tăng cường sức khỏe - ảnh 1

Những lưu ý khi ngâm chân:

- Thời gian ngâm thường là 30 phút. Người có thể trạng yếu, trẻ nhỏ, thời gian ngâm không được quá 30 phút trừ những trường hợp có ý kiến của thầy thuốc.

- Nhiệt độ nước từ 40 - 430C, không ngâm nóng quá nhiệt độ trên.

- Dùng cặp nhiệt độ để đo, không nên dựa vào cảm giác nóng lạnh của bàn chân vì có nhiều trường hợp bàn chân bị giảm cảm giác.

- Nước ngâm phải ngập đến mắt cá chân.

- Trong vòng 1h sau khi ăn, không nên ngâm chân. Vì khi ăn xong lượng máu dồn nhiều về ruột non để vận chuyển chất dinh dưỡng. Lúc này nếu ngâm chân, máu xuống chân nhiều sẽ làm giảm lượng máu đến ruột non, ảnh hưởng quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng.

- Chậu ngâm chân nên bằng chậu gỗ, hoặc chậu nhựa tiêu chuẩn. Trên thị trường hiện nay có một số loại bồn ngâm chân chuyên dụng, nếu có điều kiện dùng được các loại này thì tiện lợi và hiệu quả hơn.

- Với một số trường hợp đặc biệt như những ai bị chứng bàn chân lạnh, phụ nữ trung, cao tuổi (trước đây giai đoạn ở cữ, tức 3 tháng đầu sau sinh), không kiêng nước được, bây giờ chân lạnh, tê… nên sử dụng thêm các loại muối khoáng thảo dược, sẽ làm tăng hiệu quả điều trị nhờ ngâm chân.

- Khi ngâm chân xong, cho dù có ra mồ hôi thì chỉ lau khô người chứ đừng đi tắm.

Tắm xong rồi ngâm chân là tốt, làm ngược lại thì không tốt.

“Ngâm chân” – liệu pháp đơn giản để tăng cường sức khỏe - ảnh 2

- Khi ngâm chân xong không được đi chân trần xuống nền nhà.

- Người bị tăng huyết áp, người bị giãn tĩnh mạch chân nếu có ngâm chân thì chỉ nên ngâm nước ấm không quá 390C, không cho gừng và muối. Đối với người bị tăng huyết áp phải theo dõi huyết áp hằng ngày. Nếu thấy huyết áp có xu hướng tăng lên thì phải dừng lại và hỏi ý kiến của thầy thuốc.

- Riêng người bị đái tháo đường cần có tư vấn của bác sĩ về cách chăm sóc bàn chân cho phù hợp tình hình sức khỏe hiện tại của bản thân.

- Khi ngâm chân, chúng ta phải “lắng nghe cơ thể”, xem có biểu hiện gì bất thường hay không. Nếu thấy triệu chứng tức ngực, khó thở, chóng mặt thì dừng ngâm ngay. Hỏi ý kiến của thầy thuốc nếu muốn ngâm tiếp.

Ngâm chân là liệu pháp chăm sóc và phục hồi sức khỏe đơn giản, ai cũng làm được và rất hiệu quả. Nhưng đòi hỏi chúng ta phải kiên trì thực hiện thường xuyên. Có như vậy mới đem lại hiệu quả bền vững.

BS ĐỖ NAM KHÁNH
(Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam)

Tin cùng chuyên mục

Mẹ hãy ly hôn đi

Mẹ hãy ly hôn đi

(PNTĐ) - Tép đẩy nhẹ cánh cửa nhà kho sau vườn, ánh sáng bên ngoài tràn vào, mùi ẩm mốc bên trong bốc lên đặc sệt trong cánh mũi. Thằng nhỏ nheo mắt để làm quen với bóng tối trong kho, nó nhận ra những ngón chân của mẹ thò ra sau chiếc thùng phi bằng nhựa.
Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

(PNTĐ) - Tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2025, đại diện Somalia - Zainab Jama đã thu hút sự chú ý đặc biệt không chỉ bởi nhan sắc, học vấn mà còn từ câu chuyện cá nhân đầy ám ảnh về hủ tục cắt âm vật (FGM) - một thực trạng vẫn tồn tại phổ biến tại quê hương cô. Vượt qua nỗi đau thể xác và tinh thần, Zainab trở thành tiếng nói mạnh mẽ đấu tranh vì quyền phụ nữ và nỗ lực xóa bỏ hủ tục tàn nhẫn này.
Nữ nhà báo Trần Thu Hà: Nhìn con mà tôi tự sửa mình

Nữ nhà báo Trần Thu Hà: Nhìn con mà tôi tự sửa mình

(PNTĐ) - Với hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực báo chí, đặc biệt là từ những trải nghiệm trong thời gian làm báo dành cho tuổi teen Hoa Học Trò đã hỗ trợ nữ nhà báo Trần Thu Hà, hay còn được biết đến với tên gọi thân mật Mẹ Xu Sim nhiều kiến thức trên hành trình làm mẹ. Cùng với một số cuốn sách chị đã xuất bản như "Con nghĩ đi, mẹ không biết", "Buông tay để con bay", "Ai cũng xứng đáng được hạnh phúc", các bài viết chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con trên mạng xã hội của chị cũng luôn được đông đảo các bậc cha mẹ đón đọc.
Tình yêu ngục tù

Tình yêu ngục tù

(PNTĐ) - Chị bảo vì em gái chị yêu nhầm người nên không chỉ cô em gái bị ảnh hưởng mà còn khiến cuộc sống của gia đình chị cũng nơm nớp theo sự đe dọa của người đàn ông yêu ngông cuồng đó.