Khoa học và công nghệ là động lực phát triển nâng cao năng suất, sức cạnh tranh của Thủ đô

Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều 22/1, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021. Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là một trong những đột phá chiến lược để phát triển Thủ đô; là động lực phát triển mới để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của kinh tế Thủ đô.

Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn phát động phong trào thi đua năm 2021Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn phát động phong trào thi đua năm 2021

Tham mưu chương trình trọng điểm

Thông tin tại hội nghị, năm 2020, dù trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp với đại dịch Covid-19 song ngành KH&CN vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ trên các lĩnh vực. Cụ thể, Sở đã tham mưu sửa đổi Quyết định số 29/2016/QĐ-UBND ngày 19/8/2016 của UBND Thành phố về quy chế quản lý các nhiệm vụ KH&CN của Thành phố; thiết lập Sàn giao dịch công nghệ Thành phố Hà Nội; tham mưu xây dựng Nghị quyết quy định về chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp đối với người làm việc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại các đơn vị của Thành phố.

Đặc biệt, Sở tham mưu tổ chức thành công Hội nghị tổng kết Chương trình số 20-CTr TU của Thành ủy về Chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm Thành phố Hà Nội: “Những luận cứ khoa học để đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ Thành phố (2015-2020), định hướng phát triển Thủ đô giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Sau 2 năm thực hiện, kết quả nghiên cứu của 8 đề tài thuộc Chương trình đã góp phần quan trọng cho việc xây dựng văn kiện Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố. Tham mưu UBND Thành phố giới thiệu 8 công trình tiêu biểu gửi Ban chỉ đạo tuyển chọn, biên tập, công bố, phát hành Sách vàng sáng tạo năm 2020.

Hiện nay, 100% TTHC (52/52 thủ tục) của Sở đều thực hiện qua phần mềm Một cửa điện tử Thành phố dùng chung 3 cấp kết nối dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 thống nhất toàn thành phố, góp phần xây dựng chính quyền điện tử, tạo điều kiện cho việc áp dụng dịch vụ hành chính công mức độ 4. 100% văn bản đi đến được chuyển hoàn toàn trên môi trường mạng.

Nhiều đề tài, dự án đi vào thực tiễn

Thành ủy viên, Giám đốc Sở KH&CN Nguyễn Hồng Sơn trao khen thưởng cho các tập thể, cá nhânThành ủy viên, Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn trao khen thưởng cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua.

Hà Nội là địa phương đi đầu cả nước đảm bảo cơ bản các nhiệm vụ KH&CN được thực hiện theo phương thức tuyển chọn. Các bước thực hiện tuyển chọn đều đảm bảo đúng quy định. Kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án đã được áp dụng vào thực tiễn ở hầu hết các ngành, lĩnh vực, như: Công nghiệp, nông nghiệp, quy hoạch, xây dựng, giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội...

Nổi bật là hoạt động KH&CN gắn với quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, năm 2020, chú trọng ứng dụng KH&CN vào sản xuất, phát triển theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, xây dựng các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ.

Nhiều nghiên cứu về kỹ thuật trồng trọt, bảo tồn, phát triển giống cây trồng đặc sản bản địa, những giống cây trồng được chọn tạo trong nước và nhập nội có chất lượng tốt như: Chuối tiêu hồng, nhãn chín sớm PHS2 và HTS1, hồng Yên Thôn, trám, mít Cổ Loa, bưởi Tam Vân, quýt Tích Giang, bưởi đỏ Hòa Bình, dâu ăn quả có nguồn gốc từ Đài Loan, khoai sọ trứng, khoai môn Ha wai, khoai môn Lệ Phố, ngô nếp tím VNUA141, rau bản địa Ba Vì, bí xanh lai BXVN2, gừng HB1 và G10, cỏ ngọt ST77, hoa lay ơn Red Balance và Tím cẩm, hoa Đỗ quyên bản địa …).

Bên cạnh đó, tổ chức hội đồng tư vấn về KH&CN cho 30 dự án đầu tư trong các lĩnh vực thu gom và xử lý nước thải, thu gom và xử lý rác thải, cấp nước, năng lượng tái tạo, trang thiết bị các trường nghề. Tham gia đoàn kiểm tra tiến độ thi công, tổ công tác tháo gỡ khó khăn dự án Nhà máy điện rác Nam Sơn; tham gia tổ công tác đàm phán Hợp đồng xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát điện của Dự án nhà máy điện rác Seraphin.

Cấp mới giấy chứng nhận hoạt động KH&CN cho 30 tổ chức; cấp đổi, bổ sung cho 30 tổ chức; Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN cho 1 tổ chức. Hà Nội hiện có 94 doanh nghiệp KH&CN đã được đăng ký chính thức (cùng với TP Hồ Chí Minh đứng đầu toàn quốc) trên tổng số 540 doanh nghiệp KH&CN của cả nước.

Tư vấn, hướng dẫn được 31 tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục, tiến trình bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, cụ thể là 25 đơn nhãn hiệu, 6 đơn sáng chế, 1 đơn giải pháp hữu ích và 8 đơn kiểu dáng công nghiệp.

Bảo vệ sở hữu trí tuệ

Thành ủy viên, Giám đốc Sở KH&CN Nguyễn Hồng Sơn trao khen thưởng cho các tập thể, cá nhân.Thành ủy viên, Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn trao khen thưởng cho các tập thể, cá nhân.

Năm 2020, Sở đã cấp 186 giấy phép sử dụng máy X-quang trong y tế, 84 chứng chỉ nhân viên bức xạ, phê duyệt 56 kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở.

Hỗ trợ xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 14000 và ISO 22000 cho 60 doanh nghiệp. Tiếp nhận 98 hồ sơ xin hỗ trợ kinh phí xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 14000 và ISO 22000 cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020.

Kiểm định 10.315 phương tiện đo gồm: 9383 công tơ điện; 515 cột đo xăng dầu; 217 cân, quả cân; 112 áp kế; 22 huyết áp kế; 40 nhiệt kế; 06 đồng hồ đo nước lạnh; 01 teromet; 01 ca đóng; 18 máy điện tim, điện não. Trong đó 9508 phương tiện đo đạt yêu cầu về đo lường được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và dán tem kiểm định (4.650 công tơ đối chứng), 807 phương tiện đo không đạt yêu cầu về đo lường (805 công tơ điện, 02 đồng hồ nước).

Sở đã tiến hành thanh tra về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; khoa học công nghệ và an toàn bức xạ tại 150 đơn vị. Tiếp nhận 8 đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm về sở hữu công nghiệp…

Hoạt động KH&CN cấp quận, huyện tiếp tục được tăng cường. Chủ động phối hợp với UBND các quận, huyện phổ biến tuyên truyền và tổ chức ứng dụng các tiến bộ KH&CN trên địa bàn. Nhiều nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã được các quận, huyện đặt hàng và triển khai thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn của địa phương.

Tổ chức thu thập, biên soạn và cung cấp thông tin về các chương trình, đề tài, dự án cho Cổng giao tiếp điện tử của Thành phố. Tổ chức thống kê hoạt động KH&CN trên địa bàn phục vụ cho công tác quản lý và thông tin, tuyên truyền. Cập nhập 60 thông tin về các nhiệm vụ đã hoàn thành lên cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN và Cổng thông tin điện tử cơ quan.

Chuyển giao thành công các công nghệ: Chế biến chả rươi tại huyện Đông Triều, tỉnh Quảnh Ninh; Sản xuất mía ăn liền đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh; Sản xuất quả sấy dẻo (hồng Nam Đàn); Gia công các sản phẩm: chế phẩm vi sinh (probiotic) trong chăn nuôi, trồng trọt và xử lý môi trường, các sản phẩm nước quả nguyên chất chất lượng cao, các loại quả sấy dẻo…

Chưa có cơ chế thu hút nhân tài

Bên cạnh những thành tựu đạt được, Sở KH&CN cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế còn tồn tại như: Việc cụ thể hóa các chủ trương, định hướng lớn về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thành các cơ chế, chính sách còn chậm. Chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh, các nguồn lực trong hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ.

Công tác triển khai thực hiện kế hoạch, xét duyệt nhiệm vụ KH&CN, ký hợp đồng và cấp kinh phí vẫn còn chậm. Thị trường KH&CN phát triển chưa tương xứng với tiềm năng; thiếu các cơ chế, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển đồng bộ. Số lượng doanh nghiệp được hỗ trợ đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm mới còn ít so với tổng số doanh nghiệp trên địa bàn. Chưa có cơ chế, chính sách đủ mạnh để thu hút đội ngũ cán bộ KH&CN đầu ngành, nhà khoa học tài năng và nhà khoa học nước ngoài cùng hợp tác, hỗ trợ giải quyết các vấn đề của Thành phố.

Đột phá chiến lược phát triển Thủ đô

Thành ủy viên, Giám đốc Sở KH&CN Nguyễn Hồng Sơn quán triệt một số nội dung trọng tâm năm 2021Thành ủy viên, Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn quán triệt một số nội dung trọng tâm năm 2021

Đại hội Đảng bộ Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố xác định Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là một trong những đột phá chiến lược để phát triển Thủ đô giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ là động lực phát triển mới để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của kinh tế Thủ đô.

Do vậy, năm 2021, ngành KH&CN đã triển khai 13 nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao chất lượng góp phần phát triển toàn diện, bền vững, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của kinh tế Thủ đô.

Để nâng cao chất lượng và số lượng đặt hàng, Sở đã triển khai làm việc với 25 sở, ngành, huyện ủy, UBND một số quận, huyện, một số các viện, trường trên địa bàn Thành phố để trao đổi, nắm bắt các nhiệm vụ trọng tâm và nhu cầu đề xuất đặt hàng từ các đơn vị. Đến nay đã hoàn thành việc tổng hợp danh mục tuyển chọn, giao trực tiếp đối với 94 nhiệm vụ KH&CN năm 2021 và được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 46 QĐ-UBND ngày 5/1/2021 (sớm hơn 3 tháng so với năm trước).

Thành ủy viên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ trao khen thưởng các cá nhân, tập thểThành ủy viên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội trao khen thưởng các cá nhân, tập thể

Tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn đã phát động phong trào thi đua năm 2021 trong toàn ngành. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn đã quán triệt một số nội dung trong 13 nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2021.

Nhân dịp này, UBND thành phố tặng Bằng khen cho 5 cá nhân, tặng Danh hiệu thi đua xuất sắc cho 2 đơn vị và nhiều tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Sở KH&CN khen thưởng.  

VÂN NGA

 

Tin cùng chuyên mục

Liên tục nợ thuế, Kim Oanh Group có đủ sức làm dự án 15.000 tỷ đồng?

Kim Oanh Group nợ thuế triền miên vẫn được Bình Dương chấp thuận làm dự án 15.000 tỷ đồng

Nhiều công ty nằm trong hệ sinh thái của Kim Oanh Group liên tục nằm trong danh sách nợ thuế, báo lỗ nhưng gần đây vẫn được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho làm dự án Đầu tư xây dựng Một Thế Giới – The One World (dự án Hoà Lân) với tổng vốn đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng.
Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền - Phó trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận dẫn đầu đoàn công tác của UBND thành phố Hà Nội đã làm việc với huyện Hoài Đức về: Rà soát tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác xây dựng và phát triển huyện Hoài Đức thành quận theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố; đánh giá tính khả thi phát triển huyện thành quận của Hoài Đức đến năm 2025.