Tự đóng tiếp bảo hiểm để hưởng đủ quyền lợi thai sản khi công ty khó khăn

Chia sẻ

Em đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 11/2020. Em đang mang thai và dự sinh vào tháng 6/2021. Như vậy tính từ lúc đóng BH đến lúc em sinh là được 7 tháng.

Câu hỏi:

Em đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 11/2020. Em đang mang thai và dự sinh vào tháng 6/2021. Như vậy tính từ lúc đóng BH đến lúc em sinh là được 7 tháng. Tuy nhiên, không may là trong thời gian đến lúc em sinh công ty em tạm dừng đóng bảo hiểm do dịch Covid-19. Em muốn hỏi là trong trường hợp như vậy, em có được tiếp tục đóng bảo hiểm đủ 6 tháng trở lên để không ảnh hưởng đến tiền thai sản không ạ? Em xin cảm ơn!

Cucpham103@gmail.com

Tự đóng tiếp bảo hiểm để hưởng đủ quyền lợi thai sản khi công ty khó khăn - ảnh 1

Trả lời

Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 20/11/2014 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 thì điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định:

“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Như vậy, điều kiện để được hưởng chế độ thai sản (theo điểm b, khoản 1 Điều 31) phải thỏa mãn 2 điều kiện: Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên và đóng bảo hiểm trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Thời gian 12 tháng trước khi sinh con được hướng dẫn cụ thể tại khoản 1, Điều 9, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015:

“Điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội; khoản 3 Điều 3 và khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau:

1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:

a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.

Ví dụ: Chị A sinh con ngày 18/1/2017 và tháng 1/2017 có đóng bảo hiểm xã hội, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 2/2016 đến tháng 1/2017, nếu trong thời gian này chị A đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị A được hưởng chế độ thai sản theo quy định”.

Cụ thể trường hợp sinh con của bạn vào tháng 6/2021, nếu tính thời gian đóng bảo hiểm 12 tháng trước khi sinh con để được hưởng BHXN thì bạn phải đóng BHXH từ tháng 7 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021 (tháng mà bạn sinh con) thì mới đủ 12 tháng. Trên thực tế, bạn đóng bảo hiểm từ tháng 11/2020, thì thời gian đóng bảo hiểm mới được 8 tháng trước khi sinh con, như vậy trường hợp của bạn không đầy đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội; Vì vậy, bạn chưa có đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Trong trường hợp nếu bạn tham gia đóng BHXH đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con mà công ty – nơi bạn tham gia đóng BHXH gặp khó khăn, thì Công ty được tạm dừng đóng bảo hiểm theo luật định; Tuy nhiên, người sử dụng lao động chỉ được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất (Quy định tại Điều 88 Luật BHXH; Tại khoản 3, Điều 16 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015), còn việc đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động vẫn phải thực hiện.

Trên đây là toàn bộ những giải đáp về vấn đề bạn hỏi. Qua đây, bạn có thể tham khảo một cách đầy đủ những quy định về việc đóng bảo hiểm xã hội, để khi xảy ra sự kiện trong cuộc sống, quỹ bảo hiểm sẽ chi trả, bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội…

Luật sư TRẦN THU THỦY

Tin cùng chuyên mục

Tạ lỗi với mẹ

Tạ lỗi với mẹ

(PNTĐ) - Chiếc xe vòng qua một quả đồi, rồi qua thêm một thung lũng nhỏ. Quãng đường hơn 200km nên mãi đến lúc mặt trời gần đứng bóng Bình mới đến mộ của mẹ. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 3/3 âm lịch là Bình lại về quê để tảo mộ. Đó là tục lệ của quê Bình.
Về thăm nhà xưa

Về thăm nhà xưa

(PNTĐ) - Sáng nay, cả đại gia đình chúng tôi trở về thăm ngôi nhà xưa-nơi ông bà tôi từng ở và nuôi bác và bố tôi khôn lớn. Ngôi nhà nằm ở vùng trung du, cách Hà Nội 2 giờ đi xe.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.