Nhiễm vi khuẩn HP có cần quá lo lắng?

Chia sẻ

Khi được chẩn đoán nhiễm Helicobacter pylori (HP), nhiều người tỏ ra rất lo lắng vì biết rằng, đây là nguyên nhân gây ra loét dạ dày tá tràng, đặc biệt là gây ung thư dạ dày.

Khuẩn HP được tìm thấy ở trong dạ dày của người vào năm 1982 bởi hai nhà bác học người Úc là Barry Marshall và Robin Warren. Đây là một vi khuẩn hình que, sống trong môi trường có không khí, có một túm lông ở một đầu, nhờ những lông này mà vi khuẩn có thể chuyển động được. Vi khuẩn này chính thức được công nhận là nguyên nhân gây loét dạ dày, hành tá tràng và ung thư dạ dày. Tuy nhiên, trên 80% người bị nhiễm HP trong dạ dày không có biểu hiện triệu chứng.

Theo thống kê, trên 50% dân số thế giới có nhiễm vi khuẩn HP. Ở các nước đã phát triển như Mỹ, các nước phương Tây, và Úc… tỉ lệ nhiễm vi khuẩn HP chỉ khoảng 20 - 40% dân số, trong khi đó ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam tỉ lệ nhiễm vi khuẩn HP cao hơn rất nhiều và tăng dần theo tuổi (ở độ tuổi từ 40 – 50, có tới 80% người dân Việt Nam nhiễm vi khuẩn HP).

Nhiễm vi khuẩn HP có cần quá lo lắng? - ảnh 1

Vi khuẩn HP lây truyền và tái nhiễm như thế nào?

Vi khuẩn HP lây truyền từ người sang người qua con đường trực tiếp qua đường miệng (ăn chung, uống chung…) và qua phân (do thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm bẩn). Như vậy, tăng cường vệ sinh chung tại cộng đồng có thể làm giảm tỉ lệ nhiễm vi khuẩn HP.

Ở Việt Nam theo nghiên cứu từ 2005, tỉ lệ tái xuất hiện (recurrence) HP là rất cao, trung bình 11 tháng sau diệt HP tái xuất hiện trong dạ dày là 23,5%, trong đó tái nhiễm là 9,7% (đã điều trị diệt khỏi hoàn toàn sau đó lại nhiễm mới) và tái phát là 13,8% (khi dùng thuốc diệt HP vi khuẩn giảm về mặt số lượng, với các phương pháp phát hiện hiện nay không còn phát hiện được HP tại dạ dày nhưng sau đó các vi khuẩn lại nhân lên và có thể tìm thấy).

Tỉ lệ kháng kháng sinh

Trước đây, vi khuẩn HP rất nhạy cảm với kháng sinh nên dễ tiêu diệt chỉ bằng 2-3 liều, trong 7 ngày điều trị, với hiệu quả trên 90%.

Ngày nay, tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam rất cao, có trường hợp kháng nhiều loại kháng sinh… khiến việc điều trị, diệt khuẩn HP trở nên khó khăn. Vì vậy, chúng ta cần có chỉ định đúng, nghĩa là chỉ diệt khi cần thiết.

Vi khuẩn HP gây bệnh gì?

Trong suốt cả cuộc đời của một người có nhiễm HP mà không điều trị, khoảng10 - 20% có khả năng bị loét dạ dày tá tràng và 1 - 2% có khả năng bị ung thư dạ dày. Vi khuẩn HP có thể gây ra các bệnh sau: Viêm cấp tính niêm mạc dạ dày (phần lớn bệnh nhân khi mới nhiễm HP không có triệu chứng, chỉ có một số ít người trong giai đoạn nhiễm cấp tính có biểu hiện lâm sàng như: đầy bụng, buồn nôn, chán ăn); Viêm mạn tính niêm mạc dạ dày; Loét dạ dày tá tràng; Ung thư dạ dày; U lympho B lớp niêm mạc dạ dày (MALT); Chứng khó tiêu chức năng (functional dyspepsia); Một số bệnh ngoài đường tiêu hóa (giảm tiểu cầu chưa rõ nguyên nhân, bệnh lý mạch vành, đau nửa đầu…).

Nhiễm vi khuẩn HP có cần quá lo lắng? - ảnh 2

Vi khuẩn HP có lợi cho con người không?

Người ta thấy rằng khi điều trị diệt trừ HP làm tăng nồng độ hormone Grehnin, đây là một hormone gây thèm ăn và ăn ngon miệng, vì vậy có thể dễ làm tăng cân và béo phì. Ngoài ra trong một số nghiên cứu thấy có tăng tỉ lệ bị bệnh nhân đái tháo đường, hen phế quản, bị viêm ruột (bao gồm bệnh Crohn hay viêm loét đại tràng chảy máu) ở người không có nhiễm vi khuẩn HP.

Bằng cách nào phát hiện có nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày?

Có rất nhiều cách phát hiện có bị nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày hay không: Phương pháp qua nội soi dạ dày (sinh thiết cấy tìm vi khuẩn HP, làm xét nghiệm giải phẫu bệnh tìm vi khuẩn HP, làm test nhanh urease); Các phương pháp không cần nội soi dạ dày (test thở C13, C14, xét nghiệm kháng thể IgG trong huyết thanh, xét nghiệm kháng nguyên vi khuẩn HP trong phân).

Khi nào cần điều trị diệt vi khuẩn HP?

Theo khuyến cáo của thế giới những trường hợp dưới đây có nhiễm HP thì cần điều trị diệt: Loét dạ dày; Loét hành tá tràng; Chứng khó tiêu (đầy bụng sau ăn, ăn nhanh no, nóng rát vùng thượng vị, đau vùng thượng vị); Thiếu máu thiếu sắt; Xuất huyết giảm tiểu cầu không rõ căn nguyên; Ung thư dạ dày muộn đã phẫu thuật; Ung thư dạ dày sớm được cắt hớt hoặc cắt tách niêm mạc qua nội soi; Những người có bố, mẹ, anh em ruột bị ung thư dạ dày; Khối u dạ dày (adenoma, polyp tăng sản, đã cắt hớt niêm mạc); Viêm teo toàn bộ niêm mạc dạ dày; Người làm ở môi trường có nguy cơ ung thư dạ dày (khai thác than, quặng…)…

BS.TS. VŨ TRƯỜNG KHANH
Giám đốc trung tâm Tiêu hóa – Gan mật, bệnh viện Bạch Mai

Tin cùng chuyên mục

Quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản

Quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản

(PNTĐ) - Ngày Dân số Thế giới 11/7 năm nay có chủ đề:“Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”. Đây là thông điệp chính thức được Văn phòng Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam công bố và được Bộ Y tế đưa vào Kế hoạch truyền thông dân số nhằm đẩy mạnh nhận thức cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản.
Hà Nội nỗ lực nâng cao chất lượng dân số

Hà Nội nỗ lực nâng cao chất lượng dân số

(PNTĐ) - Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; nâng cao chất lượng dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; chú trọng giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số… là những mục tiêu mà Hà Nội nỗ lực thực hiện trong thời gian qua.
Mâm cơm đãi khách

Mâm cơm đãi khách

(PNTĐ) - Những mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu đôi khi không đến từ chuyện lớn, mà chỉ là cách lau nhà, nêm nếm món ăn hay một câu nói vô tình. Nhưng rồi, chính một bữa cơm lại có thể giúp mọi người nhìn nhau bằng ánh mắt khác.
Giọt máu đào

Giọt máu đào

(PNTĐ) - Sau đám tang chồng, Oanh vẫn không kìm được nước mắt. Chao ôi, tai nạn chỉ diễn ra trong tíc tắc mà cuộc đời của Oanh và hai đứa trẻ đã bước sang một bước ngoặt khác... Oanh đã từng mong đó chỉ là cơn ác mộng mà khi cô tỉnh dậy, mọi thứ lại trở về như trước...
Khi con biết yêu

Khi con biết yêu

(PNTĐ) - Ngày nghe tin con gái có người yêu, chị Hoa rụng rời tay chân. Trời ơi, con gái chị mới vừa bước qua tuổi 17, hãy còn ăn chưa no, lo chưa tới thì yêu đương nỗi gì. Rồi con chị còn cả một tương lai dài phía trước, nếu dính vào yêu đương thì có ngày lại ăn cơm trước kẻng, rồi thì biết đi đâu về đâu.