Thúc đẩy bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ

Chia sẻ

Đại hội XIII của Đảng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với nhiệm vụ kiểm điểm Nghị quyết Đại hội XII gắn với đánh giá tổng quát quá trình đổi mới, quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới và tầm nhìn đến năm 2045.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các nữ đại biểu bên lề phiên thảo luận tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV sáng 15/6/2020Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các nữ đại biểu bên lề phiên thảo luận tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV sáng 15/6/2020 (Ảnh: Int)

Chú trọng đổi mới, sáng tạo

Trên cơ sở tổng kết một số vấn đề lý luận, thực tiễn qua 35 năm đổi mới, Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng phản ánh tư duy, tầm nhìn và cách tiếp cận mới. Các báo cáo được xây dựng trên nền tảng kiên định với những giá trị cốt lõi của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thể hiện rõ sự kiên định với đường lối đổi mới và các nguyên tắc xây dựng Đảng, kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Dự thảo có sự kế thừa và phát triển 5 thành tố trong chủ đề Đại hội XII, với chủ đề Đại hội XIII là: Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. So với chủ đề Đại hội XII, chủ đề Đại hội XIII giữ nguyên thành tố về bảo vệ Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; các thành tố còn lại đều được bổ sung, phát triển, trong đó có xác định mục tiêu phát triển đến giữa thế kỷ XXI.

Phương châm chỉ đạo của Đại hội XIII của Đảng với 10 chữ dễ nhớ “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển”, thể hiện sự vận dụng sáng tạo từ lý luận gắn với thực tiễn, yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn tới. So với phương châm của Đại hội XII (Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đổi mới), phương châm của Đại hội XIII bao quát hơn, thúc đẩy ý chí và khát vọng phát triển, chú trọng đổi mới sáng tạo, phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, Việt Nam trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Về mục tiêu phát triển: So với Đại hội XII, mục tiêu tổng quát không chỉ đề cập đến xây dựng Đảng mà còn củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu cụ thể đưa ra hai phương án, theo các giai đoạn 5 năm, 10 năm và tầm nhìn đến năm 2045, thuận lợi cho việc triển khai thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện. Nội dung đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm ngắn gọn, đúng thực chất, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật. Tầm nhìn và định hướng phát triển được đưa ra sau khi phân tích, dự báo tình hình thế giới và đất nước trong những năm tới.

Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XIII đưa ra một số dự báo mới như tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, kinh tế thế giới tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng và suy thoái, hệ lụy của biến đổi khí hậu, chất lượng dân số thấp và xu hướng già hóa dân số. Bên cạnh đó là nguy cơ kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng và có thể còn kéo dài do tác động của đại dịch Covid-19. Các nội dung của Báo cáo chính trị phản ánh đầy đủ, toàn diện sự lãnh đạo của Đảng trên tất cả các lĩnh vực. Các quan điểm cơ bản chỉ đạo thực hiện đường lối đổi mới rất rõ ràng và kiên định, phát huy sức mạnh của toàn đảng, toàn dân, vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Báo cáo chính trị cũng như các báo cáo khác đi kèm, nhấn mạnh việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển con người. Xác định giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là nền tảng quan trọng và là động lực chủ yếu trong phát triển đất nước để bắt kịp sự phát triển của khu vực và thế giới, tránh nguy cơ tụt hậu. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là hiện đại hóa, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo để đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế sâu rộng.

Phát huy khát vọng vươn lên của các tầng lớp phụ nữ

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Non sông gấm vóc Việt Nam, do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ”. Không phụ lòng mong mỏi của Người, các thế hệ phụ nữ Việt Nam không ngừng đóng góp cho sự nghiệp giải phóng đất nước, phát triển xã hội, xây dựng đất nước phát triển bền vững.

Có thể nói, các vấn đề giới và phụ nữ được quan tâm đặt ra trong Dự thảo Báo cáo chính trị và các báo cáo đi kèm trong văn kiện Đại hội.

Dự thảo Báo cáo chính trị nhấn mạnh, để phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước. Thực hiện các chương trình phát triển, hỗ trợ cập nhật tri thức, kỹ năng cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, phụ nữ dân tộc thiểu số, miền núi. Hoàn thiện và thực hiện tốt luật pháp, chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới. Phát huy tiềm năng, thế mạnh và tinh thần làm chủ, khát vọng vươn lên của các tầng lớp phụ nữ. Kiên quyết xử lý nghiêm theo pháp luật các tệ nạn xã hội, các hành vi bạo lực, mua bán, xâm hại phụ nữ, trẻ em.

Dự thảo Báo cáo chính trị cũng khẳng định việc cần thiết phải xây dựng và thực thi có hiệu quả các chính sách dân số và phát triển, nâng cao chất lượng dân số, đảm bảo mức tăng dân số hợp lý và cân bằng giới tính khi sinh.

Đặc biệt, xuyên suốt văn kiện Đại hội là các nhiệm vụ trọng tâm và các đột phá chiến lược (6 nhiệm vụ trọng tâm, 3 đột phá chiến lược) nhấn mạnh việc lấy con người làm trọng tâm, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế. Thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, hạnh phúc của nhân dân.

Báo cáo khẳng định sự cần thiết phải phát triển các dịch vụ hỗ trợ bình đẳng giới. Theo đó, cần coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống tệ nạn xã hội, kiểm soát ma túy, mại dâm; hỗ trợ người sau cai nghiện, mại dâm, nạn nhân bị buôn bán trở về hòa nhập cộng đồng.

Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030 thẳng thắn chỉ ra rằng, việc thực hiện các mục tiêu phát triển văn hóa, xã hội và con người còn một số hạn chế. Tệ nạn xã hội ở nhiều nơi còn diễn biến phức tạp. Bình đẳng giới, bảo vệ phụ nữ và trẻ em có nơi chưa được quan tâm đúng mức, còn xảy ra nhiều vụ bạo lực gia đình, bạo hành, xâm hại trẻ em gây bức xúc xã hội. Đời sống của người yếu thế còn nhiều khó khăn. Một số biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử và những vụ việc bạo lực gia đình, bạo hành trẻ em gây bức xúc xã hội. Chênh lệch giàu nghèo còn lớn.

Báo cáo cũng thể hiện rõ quan điểm phát triển của Đảng trong phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển. Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện các chính sách dân tộc bình đẳng, đoàn kết, cùng phát triển. Từng bước hạn chế, tiến tới xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu. Báo cáo cũng nhấn mạnh quyết tâm thực hiện đồng bộ và toàn diện các giải pháp phát triển thanh niên, bình đẳng giới vì sự tiến bộ của phụ nữ. Giảm dần khoảng cách giới trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống tệ nạn xã hội; hỗ trợ người sau cai nghiện ma túy, mại dâm và hỗ trợ nạn nhân buôn bán người trở về hòa nhập cộng đồng.

Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 có thể vừa là động lực, vừa là nguy cơ gia tăng khoảng cách bất bình đẳng giới, bất bình đẳng xã hội, đặt ra các vấn đề giới với phụ nữ như: Nguy cơ thất nghiệp do yêu cầu sử dụng công nghệ, hiện đại hóa máy móc, thiết bị sản xuất, vấn đề di cư, biến đối khí hậu và ô nhiệm môi trường... Các vấn đề này cần được giải quyết dựa trên xác định các khác biệt giới, tìm ra nguyên nhân và giải pháp giải quyết vấn đề giới.

TS. DƯƠNG KIM ANH
Phó Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn nâng cao kỹ năng tuyên truyền phát triển kinh tế tập thể

Tập huấn nâng cao kỹ năng tuyên truyền phát triển kinh tế tập thể

(PNTĐ) -Sáng ngày 25/4/2024, được sự chỉ đạo và hỗ trợ của Đoàn Chủ tịch TW Hội và Ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế Hội LHPN Việt Nam, Hội LHPN Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng vận động, tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ Hội không chuyên trách về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Hội LHPN quận Hoàng Mai: Tập huấn chuyên đề về học tập và làm theo Bác Hồ

Hội LHPN quận Hoàng Mai: Tập huấn chuyên đề về học tập và làm theo Bác Hồ

(PNTĐ) - Thiết thực hưởng ứng các hoạt động chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024),  Hội LHPN quận  Hoàng Mai phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị Quận tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" cho 250 cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn.
Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), các cấp Hội Phụ nữ cả nước đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm giáo dục truyền thống, tham gia chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đặc biệt là hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.