Vinh dự và trách nhiệm đi đầu

Chia sẻ

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội. Đây là cơ sở quan trọng để Hà Nội tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, năng lực quản lý, điều hành của chính quyền phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ chỉ đạo tại Hội nghị Thường trực Thành ủy, thảo luận đóng góp ý kiến vào dự thảo nghị định của Chính phủ quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại Hà NộiBí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ chỉ đạo tại Hội nghị Thường trực Thành ủy, thảo luận đóng góp ý kiến vào dự thảo nghị định của Chính phủ quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại Hà Nội

Năm 2020 là năm cuối của nhiệm kỳ kế hoạch 5 năm 2016-2020, đặc biệt là năm tổ chức Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII và tổ chức nhiều ngày lễ kỷ niệm lớn. Trong năm qua, thành phố thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp hơn so với dự báo. Đặc biệt, từ đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 đã xuất hiện và bùng phát trên phạm vi toàn cầu, ảnh hưởng rất nặng nề đến tất cả các lĩnh vực KTXH.

Song dưới sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của các cấp ủy Đảng và chính quyền, sự cố gắng, đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực vượt bậc của doanh nghiệp và toàn thể nhân dân Thủ đô, dịch bệnh Covid-19 đã cơ bản khống chế, thành phố tập trung thực hiện mục tiêu kép” - vừa phòng, chống dịch bệnh với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, vừa phát triển KTXH và đã đạt được những kết quả cơ bản. Cụ thể, thành phố đã triển khai thực hiện hiệu quả các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ và nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố. Trong đó có Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội khóa XIV về “Thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội”.

Nhiệm vụ trọng tâm, triển khai một cách chủ động

Thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Quốc hội, Ban Thường vụ Thành ủy đã chỉ đạo khẩn trương xây dựng, ban hành Kế hoạch số 171-KH/TU ngày 31/12/2019 để triển khai thực hiện với các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm và lộ trình phù hợp; đảm bảo sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả giữa các cơ quan Trung ương với thành phố; giữa thành phố với các cấp chính quyền cơ sở; tạo sự chủ động của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp thành phố. Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm, nội dung công việc cụ thể, cách thức tiến hành, thời gian, tiến độ hoàn thành phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức trong hệ thống chính trị.

TP Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng với mô hình chính quyền đô thị (ảnh minh họa. Nguồn: Int)TP Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng với mô hình chính quyền đô thị (ảnh minh họa. Nguồn: Int)

Ứng dụng CNTT trong các sở ngành của TP sẽ giúp giải quyết nhanh thủ tục hành chínhỨng dụng CNTT trong các sở ngành của TP sẽ giúp giải quyết nhanh thủ tục hành chính (Ảnh: P.V)

Theo đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng theo dõi, hướng dẫn Đảng bộ Hà Nội, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy khóa XVI: Việc xây dựng đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị là một trọng tâm của nhiệm kỳ 2015-2020. Do vậy, các cấp thành phố cần bám sát Kết luận của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội và dự thảo Nghị định của Chính phủ để chủ động cụ thể hóa, sớm triển khai, gắn với Nghị quyết số 115/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội.

Đến nay, Thường trực Thành ủy đã giao Ban Tổ chức Thành ủy: Tham mưu kiện toàn Trưởng Ban chỉ đạo đề án “thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội”. Phối hợp với các đơn vị liên quan chủ động phối hợp Đảng đoàn HĐND thành phố, Ban Cán sự đảng UBND thành phố, các quận, huyện, thị ủy xây dựng Đề án sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức của 177 phường thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị; kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền HĐND, UBND các quận, huyện, thị xã, UBND các phường theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị và tuân thủ đúng các quy định của Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội; chuẩn bị một bước cho công tác nhân sự Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025 và công tác chuẩn bị nhân sự phục vụ bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Triển khai thực hiện các nội dung theo chỉ đạo của Thành ủy tại Kế hoạch số 171-KH/TU, UBND thành phố đã thực hiện sắp xếp 10 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó: Số lượng đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp 7 đơn vị; số lượng đơn vị hành chính cấp xã liền kề có liên quan đến việc sắp xếp: 3 đơn vị.

Cụ thể, đối với quận Hai Bà Trưng: Sáp nhập phường Nguyễn Du, phường Bùi Thị Xuân, một phần diện tích và dân số của phường Ngô Thì Nhậm để thành lập phường Nguyễn Du mới; sáp nhập phần diện tích và dân số còn lại của phường Ngô Thì Nhậm với phường Phạm Đình Hổ để thành lập phường Phạm Đình Hổ mới. Đối với huyện Phúc Thọ: Sáp nhập xã Cẩm Đình với xã Xuân Phú để thành lập xã Xuân Đình; sáp nhập xã Phương Độ với xã Sen Chiểu để thành lập xã Sen Phương. Đối với huyện Phú Xuyên: Sáp nhập xã Thụy Phú với xã Văn Nhân thành lập xã Nam Tiến.

Thành phố cũng đã ban hành Quyết định sáp nhập, đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố thuộc 11 quận, huyện năm 2020 theo Nghị quyết số 01/NQ-HĐND ngày 24/02/2020 của HĐND Thành phố. Tại các quận, huyện: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông, Tây Hồ, Cầu Giấy, Long Biên, Ứng Hòa. Theo đó có 1.407 thôn, tổ dân phố mới được sáp nhập, gồm 4 thôn, 1.403 tổ dân phố. Số lượng thôn, tổ dân phố giảm sau khi sáp nhập là 2.519 thôn, tổ dân phố (4 thôn, 2.515 tổ dân phố) và đổi tên 226 tổ dân phố. Sau 2 Nghị quyết của HĐND, toàn thành phố hiện có 5.260 thôn, tổ dân phố (giảm 2.708 thôn, tổ dân phố so với trước khi sáp nhập, giảm 34%).

Kết quả sau khi kiện toàn, toàn thành phố giảm được 2.599 thôn tổ dân phố tương ứng giảm 33% (từ 7.968 xuống còn 5.369 thôn tổ dân phố gồm: 2.393 thôn và 2.976 tổ); số lượng đơn vị hành chính cấp xã của thành phố từ 584 đơn vị giảm còn 579 đơn vị (giảm 5 đơn vị).

Hoàn thiện nhiều cơ sở pháp lý quan trọng

Để có thể triển khai thí điểm mô hình chính quyền đô thị, từ tháng 7/2021, nhiều cơ sở pháp lý quan trọng đang được hoàn thiện. Trong đó, Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội đang được Bộ Nội vụ đưa ra lấy ý kiến.

Dự thảo gồm 6 chương, 39 điều, quy định phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, nhằm nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động của UBND phường, Chủ tịch UBND phường trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Phát biểu tại hội nghị thảo luận, góp ý kiến vào Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ khẳng định, việc ban hành dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại Hà Nội là đòi hỏi hết sức cần thiết và cấp bách, vì liên quan đến công tác chuẩn bị nhân sự bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Bí thư Thành ủy đề nghị các đại biểu bám sát nội dung dự thảo để góp ý kỹ từng nội dung, nhất là những vấn đề quan trọng, góp phần xây dựng Nghị định quy định rõ ràng, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, bảo đảm tổ chức thực hiện không bị vướng mắc.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn đã đề cập đến những điểm mới của chính quyền đô thị tại Hà Nội và cũng chính là tính ưu việt của mô hình. Đó là nâng cấp cán bộ cấp phường lên cấp quận, từ đó có sự luân chuyển dễ dàng hơn; UBND cấp phường hoạt động theo chế độ thủ trưởng, là cấp thừa hành, có sự chủ động cao hơn; giao cấp quận thẩm quyền chủ động về phân bổ biên chế cho cấp phường, không cào bằng và cán bộ tư pháp - hộ tịch phường được quyền ký và đóng dấu chứng thực của UBND phường để giúp việc cải cách hành chính.

Từ những bất cập trong bộ máy quản lý hiện nay, nhiều lãnh đạo địa phương cũng cho rằng, dù đã có sự phân cấp, phân quyền nhưng có những vấn đề “nóng” vẫn phải chờ xin ý kiến từ cấp trên. Trong khi việc quản lý lại qua rất nhiều cấp, nhiều tầng nấc, nên cần thiết phải có sự phân cấp quản lý hợp lý để các đô thị chủ động tự quyết định, tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Một số nhiệm vụ trước đây thuộc thẩm quyền của HĐND phường thì nay là thẩm quyền và nhiệm vụ của HĐND quận, thị xã như: Quyết định, phân bổ, điều chỉnh dự toán thu, chi ngân sách; phê chuẩn quyết toán thu, chi ngân sách của các phường trực thuộc, theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước mà UBND quận, thị xã là cơ quan sẽ xây dựng, UBND phường sẽ không còn nhiệm vụ xây dựng dự toán thu chi cho cấp mình nữa. Ngoài ra, UBND phường không còn thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước. Như vậy, quyền tự chủ về tài chính, hoạt động của UBND phường sẽ giảm đi so với trước đây nhưng sự phối kết hợp trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ giữa UBND quận, thị xã với UBND phường sẽ chặt chẽ hơn, tạo ra sự đồng bộ trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước ở địa phương, phù hợp với yêu cầu xây dựng đô thị thông minh. Việc phân cấp cho địa phương cũng làm tăng thêm tính chủ động, sáng tạo, phục vụ nhân dân tốt hơn.

Chính quyền đô thị phải phục vụ tốt hơn cho nhân dân

Ngày 7/12/2020, tại kỳ họp thứ 18 HĐND thành phố khoá XV, HĐND thành phố Hà Nội đã quyết nghị Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, thu, chi ngân sách năm 2021 với 22 nhóm chỉ tiêu chủ yếu, 11 nhiệm vụ và giải pháp cụ thể. Trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ quan trọng như: Chủ động phòng, chống dịch, tiếp tục thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” - vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phục hồi và phát triển kinh tế cũng như giải quyết hiệu quả và có chuyển biến rõ rệt những vấn đề dân sinh bức xúc. Đặc biệt là tìm tòi, sáng tạo, khắc phục những tồn tại, hạn chế, chỉ đạo, điều hành quyết liệt có trọng tâm, trọng điểm, triển khai thực hiện tốt 2 Nghị quyết số 97 và 115 của Quốc hội về “Thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị” và “một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội”.

Để triển khai có hiệu quả việc thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội, tạo sự chuyển biến rõ nét trong quản lý, điều hành của Thủ đô, thực sự hướng tới người dân và doanh nghiệp, thành phố sẽ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo Nghị định số 107/2020/NĐ-CP, Nghị định số 108/2020/NĐ-CP của Chính phủ; rà soát chức năng, nhiệm vụ, đặc biệt ở các nhiệm vụ phức tạp, giao thoa, khó phân định giữa các cơ quan, đơn vị.

Bên cạnh đó, thành phố cũng tập trung thực hiện các giải pháp đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập, bởi đây là nội dung quyết định đến khả năng có tiếp tục giảm biên chế sự nghiệp được 10% giai đoạn 2021-2025 hay không, đặc biệt là xã hội hóa lĩnh vực giáo dục, tính toán thành lập các trường liên cấp, đẩy mạnh thành lập các trường ngoài công lập; đồng thời, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, đơn giản đến mức tối đa các thủ tục hành chính liên quan, chuẩn hóa quy trình giải quyết công việc; nâng cao dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4 để phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.

Một vấn đề được nhắc đến nhiều khi triển khai mô hình chính quyền đô thị là “giám sát quyền lực” khi UBND quận, phường sẽ không còn là một cấp chính quyền mà là cơ quan hành chính, làm việc theo chế độ thủ trưởng, Chủ tịch sẽ là người lãnh đạo, quản lý, điều hành công việc. Đồng thời, đảm bảo quyền lợi của người dân, có “kênh” để gửi gắm tâm tư nguyện vọng và thực hiện quyền giám sát? Không để xảy ra “khoảng trống quyền lực” là khẳng định của Bộ Nội vụ cũng như các lãnh đạo các TP khi triển khai mô hình chính quyền đô thị. Chính quyền đô thị Hà Nội khi triển khai sẽ phải là chính quyền đô thị phục vụ tốt hơn cho nhân dân. Quyền đại diện của cử tri được nâng lên một mức cao, tạo điều kiện để chính quyền vận hành thể hiện sự công bộc, lấy hiệu quả nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân là thước đo hiệu quả bộ máy cấp cơ sở.

HÀ LINH

Tin cùng chuyên mục

Hội LHPN Hà Nội tập huấn công tác đối ngoại năm 2024

Hội LHPN Hà Nội tập huấn công tác đối ngoại năm 2024

(PNTĐ) - Chiều 19/4, Hội LHPN Hà Nội tổ chức tập huấn công tác đối ngoại năm 2024 với chuyên đề: "Hiệp định Giơnevơ - Ý nghĩa lịch sử với tình hình Việt Nam và thế giới hiện nay”. Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Thị Thiên Hương đến dự.
 Thủ đoạn mới: Gắn định vị vào gói hàng ma tuý để thả trôi trên biển

Thủ đoạn mới: Gắn định vị vào gói hàng ma tuý để thả trôi trên biển

(PNTĐ) - Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Quang, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04 - Bộ Công an) cho biết, thời gian qua, lực lượng chức năng phát hiện nhiều gói ma túy được đóng gói và có thiết bị định vị, để rồi sau đó các đối tượng buôn bán trục vớt mang đi tiêu thụ.
Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

(PNTĐ) - Biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX là hình ảnh kết hợp cấu trúc chữ tượng hình từ số lần Đại hội, biểu hiện thông qua chữ số IX, là sự tích hợp các hình tượng tiêu biểu xoay quanh biểu trưng Thanh niên Việt Nam.