Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ lùi về sau bạn

Chia sẻ

Có duyên với nghề giáo gần 30 năm, trong đó 18 năm trực tiếp làm công tác giảng dạy, cô giáo Lê Thị Kiều Oanh, Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng trường THPT Thanh Nưa luôn tâm huyết, nỗ lực đi đầu trong việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá...

Cô giáo Oanh (áo dài trăng đứng giữa) cùng các học sinh trường THPT Thanh Nưa, Điện BiênCô giáo Oanh (áo dài trăng đứng giữa) cùng các học sinh trường THPT Thanh Nưa, Điện Biên

Người quản lý có duyên với việc khó

Cô giáo Lê Thị Kiều Oanh chia sẻ, “trong những ngày đầu đảm nhiệm trọng trách Hiệu trưởng trường THPT Thanh Nưa, tôi luôn trăn trở, làm thế nào để thu hút học sinh, để tạo dựng được sự tin tưởng, để phụ huynh gửi gắm con cái trong khi chất lượng “đầu vào” thấp, chất lượng “đầu ra” cũng chưa cao…”.

Tháng 8/2018, cô giáo Oanh được Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên tin tưởng giao phó trọng trách Hiệu trưởng trường THPT Thanh Nưa. Để đảm nhận chức vụ người đứng đầu, cô đã vấp phải không ít khó khăn và vướng mắc. Bởi trường THPT Thanh Nưa thuộc địa bàn thôn bản đặc biệt khó khăn. Học sinh trên 90% là người dân tộc thiểu số, đa số có hoàn cảnh khó khăn, nhận thức của phụ huynh còn nhiều hạn chế về công tác giáo dục. Thế nhưng, người quản lý ấy không hề “nản”, dẫu biết rằng đây thực sự là khó khăn lớn đối với nữ Hiệu trưởng mới. “Để tháo gỡ từng nút thắt, giải quyết từng bước những khó khăn, ngay lập tức tôi đã xác định được hai vấn đề then chốt để thay đổi hình ảnh nhà trường, “kéo” học sinh quay lại trường học, đó là: Xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường; Củng cố, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên” – cô giáo Oanh nói.

Cô đã bắt tay vào hành động, không chỉ phát huy nội lực từ đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường. “Cô Oanh rất năng động trong việc kêu gọi các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm, lực lượng vũ trang đóng chân trên địa bàn như Trung đoàn CSCĐ Tây Bắc (E24 – Bộ Công an), Tiểu Đoàn CSCĐ Tây Bắc (D1, E24 Bộ Công an), Trung tâm Văn hóa tâm linh Linh Quang, Thành Đoàn Hải Phòng, các Đồn biên phòng Thanh Luông, Mường Pồn, Mường Mươn... Nhờ sự năng nổ nhiệt huyết của người thủ lĩnh không ngại khó, cơ sở vật chất của trường từng bước được đầu tư đảm bảo các tiêu chí trường THPT đạt chuẩn quốc gia, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho gần 200 em học sinh nội trú” - thầy giáo Voòng Thái Triều, Bí thư Đoàn Thanh niên trường THPT Thanh Nưa chia sẻ.

Bên cạnh nỗ lực hoàn thiện cơ sở vật chất, nhà giáo Lê Thị Kiều Oanh cùng với Ban Chi ủy, Ban giám hiệu nhà trường xây dựng các giải pháp phù hợp có hiệu quả trong công tác quản lý nhà trường; có nhiều đóng góp trong hành trình 10 năm xây dựng phát triển nhà trường. Những việc làm ấy đã giảm bớt được sự khó khăn vất vả của học sinh nghèo; động viên khích lệ học sinh bán trú yên tâm học tập rèn luyện; đồng thời đó cũng là giải pháp nâng cao tỉ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp hàng năm. Trong giai đoạn đầu từ năm 2009 - 2014 đã xây dựng nhà trường trở thành trường THPT đạt chuẩn Quốc gia. Đặc biệt trong 2 năm học 2018-2019 và 2019-2020 đã có nhiều sáng tạo và đổi mới trong công tác tuyển sinh vào lớp 10, vượt chỉ tiêu 32.9% so với chỉ tiêu Sở giao. Trong công tác quản lý học và chăm nuôi học sinh bán trú, cô Oanh đã kêu gọi, vận động các lực lượng xã hội, các nhà hảo tâm ủng hộ, trao học bổng cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn đạt kết quả cao trong học tập góp phần nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp THPT. Đặc biệt, năm học 2019-2020 đạt 100%. Nhiều năm liền trường THPT Thanh Nưa đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cấp Tỉnh; được Bộ GD&ĐT tặng Cờ thi đua năm 2018, 2020; được công nhận trường Chuẩn Quốc gia giai đoạn 2020 - 2025... Trường đã trở thành địa chỉ tin cậy của phụ huynh và học sinh, là nơi chắp cánh những ước mơ cho các thế hệ trẻ vùng cao biên giới.

Nhiệt huyết, đam mê

Nói về cô giáo Hiệu trưởng, thầy Voòng Thái Triều cho hay, hàng năm cô giáo Oanh đều đạt Giáo viên xuất sắc theo chuẩn nghề nghiệp. Trong công tác giảng dạy luôn đạt chất lượng, hiệu quả cao; phát huy được tính chủ động, sáng tạo, của người học. Không chỉ vậy, cô còn tham gia ôn luyện đội tuyển HS giỏi môn Ngữ Văn cấp cơ sở trong các năm từ 2012 đến nay đạt nhiều giải, trong đó đạt 2 giải Nhì, 11 giải Ba. Trong giai đoạn 2015-2020 được Sở Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn Phó Hiệu trưởng, chuẩn Hiệu trưởng xuất sắc. Huyện ủy Điện Biên công nhận Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Thành tích mà cô đạt được là niềm tự hào đối với bản thân và góp thêm bề dày thành tích của trường THPT Thanh Nưa trên hành trình 10 năm xây dựng và phát triển.

Là một giáo viên và là người cán bộ quản lí với nhiều năm đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, Bằng khen của tỉnh, Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về những đổi mới đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”, nhà giáo Lê Thị Kiều Oanh đã rất xứng đáng khi được vinh danh Nhà giáo tiêu biểu toàn quốc năm 2020 (tại Thủ đô Hà Nội tháng 11/2020).

Chia sẻ với báo Phụ nữ Thủ đô, nhà giáo Lê Thị Kiều Oanh xúc động: “Hành trình “gây dựng nền móng” trường THPT Thanh Nưa đã để lại trong tôi nhiều kỷ niệm khó quên. Trong số đó, tôi đặc biệt ấn tượng Giàng A Sỉnh, học sinh người dân tộc Mông, ở bản Nậm Ty A, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên, một bản vùng cao heo hút, cách trường trên 30km. Gia đình Sỉnh rất khó khăn, phải trọ học nhưng Sỉnh thích tự do nên không ở khu kí túc xá của trường. Vì thiếu sự quản lý của nhà trường và cha mẹ nên đã có thời gian Sỉnh bỏ học, chơi game, rượu chè, vi phạm kỷ luật nhà trường, buộc thôi học có thời hạn… Tuy nhiên, tôi đã cho Sỉnh cơ hội để sửa chữa lỗi lầm. Sau lần ấy Sỉnh đã thay đổi, xin vào ở kí túc của nhà trường. Sỉnh đã cố gắng hơn, đi học chuyên cần hơn.

Dấu ấn về cậu học trò người dân tộc Mông vượt lên mặc cảm tự ti, để trở thành một người tốt là điều khiến tôi thấy nhẹ nhõm với quyết định đúng đắn của mình”.

“Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ lùi về sau bạn!" đó là phương châm sống và làm việc của cô giáo Oanh. Ở đó cô tìm thấy thông điệp về lối sống tích cực, luôn biết vươn lên, cho dù trong cuộc đời có vấp phải những khó khăn, thử thách, thậm chí cả những mất mát đau thương.

Cô giáo Oanh khẳng định, trong môi trường giáo dục, với đặc thù số cán bộ giáo viên là nữ chiếm số đông, nếu không có phương châm ấy, hẳn sẽ không thể động viên được chị em vượt lên những trở ngại tác động từ nhiều phía, thực hiện tốt chính sách “bình đẳng giới”, giúp chị em phát huy hết khả năng và tâm huyết, để có thể trở thành những “người mẹ thứ hai” tận tâm, tận tụy với học sinh thân yêu.

ĐOÀN HOA

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

(PNTĐ) - “Việc học thi là việc của con, việc của cha mẹ là hỗ trợ con làm tốt việc học của mình. Cha mẹ cần ý thức rõ vai trò hỗ trợ của mình mà không phải sống thay, quyết định thay cho con” – chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh cho biết.
 Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

(PNTĐ) - Chương trình Camp truyền thông Teenyeeu nhằm giới thiệu hoạt động Dự án Mô hình CLB Teenyeeu 24h là hoạt động thuộc Dự án “Mô hình CLB Teenyeeu 24h thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong xây dựng quy tắc ứng xử tại tổ chức giáo dục dưới góc nhìn giới và nâng cao năng lực truyền thông, góp ý xây dựng pháp luật về giới và tình dục” triển khai tại 3 địa phương là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Bình từ tháng 6/2023 đến tháng 5/2024.
Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

(PNTĐ) - Năm học 2024 - 2025, học sinh đầu cấp tại Hà Nội tăng khoảng 70.000 (chưa tính học sinh cấp mầm non) so với năm học 2023-2024. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến để tránh quá tải. Đặc biệt, các trường tuyệt đối không được vận động, quyên góp, thu các khoản ngoài quy định khi tuyển sinh.
Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

(PNTĐ) - Sáng 16/4, Tạp chí Công dân và Khuyến học tổ chức lễ ra mắt chuỗi tọa đàm và phát động cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước". Chuỗi tọa đàm và Cuộc thi viết là diễn đàn kết nối các chuyên gia, nhà báo, nhà giáo, phụ huynh, học sinh, sinh viên…