Á hậu Ngọc Thảo trăn trở chưa biết chọn quốc phục nào đem đến Hoa hậu Hoà bình Quốc tế

Chia sẻ

Mới đây, bản vẽ quốc phục mang tên “Lá ngọc cành vàng” của Á hậu Ngọc Thảo tại cuộc thi Miss Grand International (Hoa hậu hoà bình Quốc tế) vừa được hé lộ với hai thiết kế ấn tượng.

Sau khi Á hậu Ngọc Thảo chính thức được xác nhận đại diện Việt Nam tham dự Hoa hậu hoà bình Quốc tế 2020 thì lịch trình các hoạt động của cô để chuẩn bị cho cuộc thi cũng được cập nhật liên tục.

Á hậu Ngọc Thảo.Á hậu Ngọc Thảo.

 Vừa qua, ekip của cô đã hé lộ hai bản vẽ của NTK Tín Thái dành cho bộ quốc phục của người đẹp tại cuộc thi Miss Grand International 2020. Tuy nhiên, Á hậu và ekip vẫn còn trăn trở chưa biết sẽ chọn lựa thiết kế nào để mang đến vòng thi quốc phục.

Theo như nét phác hoạ của NTK Tín Thái, thiết kế đầu tiên khá ấn tượng và hiện đại khi phần thân làm theo dạng bodysuit tôn dáng. Bộ trang phục được đính kết tỉ mỉ bởi hàng trăm mảnh gương phản chiếu, đạt hiệu ứng sân khấu tuyệt đối, tạo nên sự phản chiếu ánh sáng độc đáo và bắt mắt. Điểm nhấn của bản vẽ đầu tiên nằm ở phần cánh được cách điệu thành dáng bonsai – một trong những nghệ thuật cây kiểng tinh tế và cao cấp kết hợp nghệ thuật kim hoàn đỉnh cao.  

Thiết kế bodysuit cầu kỳThiết kế bodysuit cầu kỳ.

Bộ cánh thứ hai được thiết kế dựa trên ý tưởng từ văn hoá cung triều Huế với phần thân áo dài được đính kết toàn bộ bằng gương tượng trưng cho cốt cách vàng rồng của phụ nữ Việt. Mang dáng vẻ vương giả thời đại trước, với áo choàng và chiếc lọng quen thuộc của các bậc vua chúa hay vương giả phong kiến. Phần áo choàng được thêu và đính theo hình dáng cánh phụng thời Nguyễn. Phần lọng che được cách điệu, bớt đi vẻ cứng nhắc bằng sự bung toả, xum xuê của những cành vàng lá ngọc bên trên.  

Thiết kế theo cảm hứng cung đìnhThiết kế theo cảm hứng cung đình.

Cả hai thiết kế đều được lấy cảm hứng từ “Lá ngọc cành vàng”, là những giai nhân nết hạnh đoạn trang, nhan sắc mỹ miều trong cung son điện ngọc được ví như “quốc gia chi bảo”.  Tuy nhiên, phần đông công chúng đang nghiêng về thiết kế thứ hai, bởi thiết kế đầu tiên bị cho là phá cách và cầu kỳ quá mức. 

NTK Tín Thái được biết đến là “cha đẻ” của hàng loạt bộ quốc phục đình đám, trong đó có “Huyền đăng hội” của Á hậu Kiều Loan từng lọt vào top 10 phần thi quốc phục tại Miss Grand International 2019. Chia sẻ về những thiết kế lần này cho Á hậu Ngọc Thảo, NTK Tín Thái muốn tôn vinh nét văn hoá tồn tại lâu đời, tinh thần lưu truyền giá trị dân tộc bằng nhiều hình thức, luôn cách tân và đổi mới. Đồng thời đưa giá trị lịch sử, tâm linh và mỹ thuật vào thành phẩm của mình.  

Á hậu Ngọc Thảo được đặt nhiều kỳ vọng ở Hoa hậu hoà bình Quốc tế 2020Á hậu Ngọc Thảo được đặt nhiều kỳ vọng ở Hoa hậu hoà bình Quốc tế 2020.

Theo như lịch trình đã công bố trước đó, Ngọc Thảo sẽ bay sang Thái Lan để tranh tài cùng nhiều đại diện đến từ các quốc gia khác nhau. Trước khi bước vào vòng thi chính thức, cô cùng tất cả những thí sinh khác sẽ phải cách ly 14 ngày và tham gia vào các hoạt động online. Sau đó sẽ là những phần thi quan trọng như thi trang phục áo tắm, thi quốc phục, vòng phỏng vấn,... và đêm Chung kết sẽ chính thức diễn ra vào ngày 28/3. Hiện tại, Ngọc Thảo đang trau dồi một số kỹ năng quan trọng để có thể gây ấn tượng tại đấu trường Miss Grand International 2020 sắp tới.

                                                                                                                     N.P 

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.