Tàu thăm dò NASA hạ cánh thành công xuống bề mặt sao Hỏa

Chia sẻ

“Ngày hôm nay lại một lần nữa chứng minh rằng với sức mạnh của khoa học và tài năng của con người, không có gì nằm ngoài giới hạn”, Tổng thống Mỹ Joe Biden viết trên Twitter để hoan nghênh cuộc hạ cánh lịch sử này.

Hãng tin Reuters ngày 19/2 đưa tin, thiết bị hiện đại nhất mà con người từng đưa lên vũ trụ, tàu thăm dò Perseverance của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã hạ cánh an toàn xuống “hành tinh đỏ”, bắt đầu sứ mệnh lịch sử tìm kiếm sự sống cổ đại.

Con tàu đã xuyên qua bầu khí quyển sao Hỏa ngày 18/2 với tốc độ lên đến 19.000 km/h và đáp xuống Hõm chảo Jezero. Các nhà khoa học cho rằng Jezero từng là một hồ nước cách đây hơn 3,5 tỷ năm và các dấu tích vi sinh cổ đại có thể vẫn còn lưu lại ở đây.

Phòng thí nghiệm Jet Propulsion Laboratory của NASA ở Los Angeles vỡ òa trong tiếng reo hò khi con tàu được xác định hạ cánh an toàn. Tàu Perseverance, được thiết kế theo dạng xe robot tự hành, đã vượt qua chặng đường 472 triệu km trong 7 tháng để đến sao Hỏa.

Tàu Perseverance gửi về những hình ảnh đen trắng từ bề mặt sao Hỏa, cho thấy bóng của con tàu đổ trên bãi đá hoang vắng mà nó đáp xuống.Tàu Perseverance gửi về những hình ảnh đen trắng từ bề mặt sao Hỏa, cho thấy bóng của con tàu đổ trên bãi đá hoang vắng mà nó đáp xuống.

Một lúc sau khi đáp, tàu Perseverance đã gửi về những hình ảnh đen trắng đầu tiên từ bề mặt sao Hỏa, trong đó một bức cho thấy bóng của con tàu đổ trên bãi đá hoang vắng mà nó đáp xuống.

Việc hạ cánh thực ra là quá trình nguy hiểm nhất trong dự án kéo dài 2 năm trị giá 2,7 tỷ USD. Dự án này nhằm tìm kiếm dấu hiệu sự sống có thể của những vi khuẩn đã tồn tại cách đây 3 tỷ năm. Quá trình hạ cánh kéo dài 7 phút, gọi là "7 phút kinh hoàng", được ví như một kỳ tích.

"Bảy phút kinh hoàng rất thú vị. Nhưng mặt khác, nhiệm vụ chỉ mới bắt đầu. Chúng tôi tạo ra sứ mệnh không phải để hạ cánh, mà thực sự là lái, lấy mẫu và thực hiện các công nghệ khác", Giám đốc phòng thí nghiệm Jet Propulsion Laboratory, ông Michael Watkins cho biết.

Các nhà khoa học hy vọng sẽ tìm thấy các hình dạng sinh học trong những mẫu trầm tích cổ đại mà Perseverance được thiết kế để trích từ ​​đá sao Hỏa và gửi về Trái đất để tiếp tục phân tích. NASA đã lên kế hoạch thực hiện 2 sứ mệnh tiếp theo trong thập kỷ tới nhằm đưa các mẫu vật về Trái đất.

Perseverance là tàu thăm dò thứ 5 từng hạ cánh xuống sao Hỏa. Sứ mệnh đầu tiên được tiến hành vào năm 1997 và tất cả các sứ mệnh đến nay đều do Mỹ thực hiện.

Có kích cỡ bằng một chiếc ô tô thể thao đa dụng, Perseverance nặng 1 tấn và được trang bị cánh tay robot dài 2 m, 9 camera, 2 micro và một bộ dụng cụ hiện đại hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học.

Hiện Perseverance tham gia sứ mệnh kéo dài nhiều năm nhằm tìm kiếm dấu hiệu của sự sống có thể từng tồn tại hàng tỷ năm trước trên sao Hỏa, nơi điều kiện môi trường ấm và ẩm ướt hơn ngày nay.

Tàu thăm dò Perseverance sẽ thu thập 30 mẫu đất đá trên sao Hỏa và gửi về Trái đất vào khoảng năm 2030 để phân tích.

Tàu thăm dò của NASA đã rời Trái đất vào tháng 6/2020. Hai tàu thăm dò khác là Hope của Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Tianwen-1 của Trung Quốc cũng đã được cử tới “hành tinh đỏ” vào cùng thời điểm.

(Theo chinhphu.vn)

Tin cùng chuyên mục

Bổ nhiệm ông Phạm Thanh Bình làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

Bổ nhiệm ông Phạm Thanh Bình làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

(PNTĐ) - Ông Phạm Thanh Bình - Vụ trưởng Vụ Đông Bắc Á, Bộ Ngoại giao vừa được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam. Đáng chú ý, ông Phạm Thanh Bình được tiến cử làm Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc với thời hạn nhiệm kỳ 5 năm thay cho ông Phạm Sao Mai.
Công dân Việt Nam vẫn an toàn giữa căng thẳng Iran-Israel

Công dân Việt Nam vẫn an toàn giữa căng thẳng Iran-Israel

(PNTĐ) - Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran tiếp tục ra thông báo khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang phức tạp giữa Israel và Iran. Đồng thời, Đại sứ Israel tại Việt Nam khẳng định, Israel cam kết bảo đảm an toàn cho công dân Việt Nam.