Rằm tháng Giêng, Chùa Hương trầm lắng vì dịch COVID-19

Chia sẻ

(PNTĐ) - Tháng giêng luôn là cao điểm mùa lễ hội Chùa Hương, hàng chục nghìn người dân xã Hương Sơn mưu sinh dựa vào 3 tháng hội, phục vụ bình quân hơn 1,3 triệu du khách vãng cảnh lễ Phật. Năm nay, giữa tiết trời mát mẻ, khung cảnh vắng lặng ngập tràn, còn lòng người thì bâng khuâng, trống chếnh, nhiều ưu tư vì mùa lễ hội không mở vì COVID-19.

Nhiều người đến Chùa Hương được mời quay lại

Trên con đường vào Chùa Hương – Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn, người qua lại thưa vắng, chúng tôi tới bến Đục thì được lực lượng trực tại chốt cầu Yến ra hỏi và thông báo Chùa Hương tạm đóng cửa để phòng chống dịch COVID-19. Đứng tại điểm chốt này, chúng tôi ghi nhận được một số xe ô tô, xe máy đi tới khu vực này đều được hướng dẫn quay lại hoặc chỉ đường khi du khách hỏi lối đi chùa Tam Chúc.

Người điều khiển xe máy hỏi đường đi chùa Tam Chúc được cán bộ công an xã hướng dẫn quay lạiNgười điều khiển xe máy hỏi đường đi chùa Tam Chúc được cán bộ công an xã hướng dẫn quay lại.

Cán bộ trực chốt bến Yến hướng dẫn khách quay lạiCán bộ trực chốt bến Yến hướng dẫn khách quay lại.

Anh Trần Phi Long, Bí thư Chi đoàn thôn Yến Vỹ trong Tổ công tác cơ động phòng chống dịch COVID-19 cho biết: Sáng nay, đã có 30-40 xe đi đến đây chủ yếu là muốn đi đường đến chùa Tam Chúc, chỉ có ít người chưa biết Chùa Hương nghỉ đón khách. Số lượng này đã giảm nhiều so với thời điểm mới có thông báo Chùa Hương không tổ chức đón khách, có ngày lên tới 400-500 xe đến Chùa Hương đều được lực lượng chức năng mời quay lại. 

Hàng quán khu vực bến Yến cũng đóng cửa và không hoạt độngHàng quán khu vực bến Yến cũng đóng cửa không hoạt động.

Lưc lượng chức năng kiểm tra nhắc nhở các cửa hàngLưc lượng chức năng kiểm tra nhắc nhở các cửa hàng, nhà nghỉ.

Lực lượng chức năng kiểm tra, nhắc nhở người dân thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch COVIDLực lượng chức năng kiểm tra, nhắc nhở người dân thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch COVID-19.

Đưa chúng tôi qua chốt, đi dọc bến Yến, Phó Ban quản lý di tích và danh thắng Hương Sơn Nguyễn Đình Toàn cho biết, ngay khi thành phố quyết định đóng cửa di tích, các quán ăn đường phố, cà phê từ 0 giờ ngày 16/2 (tức ngày mùng 5 tết - ngay trước ngày khai hội Chùa Hương mùng 6 tháng Giêng như thường niên), chúng tôi đã thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch với 10 chốt chặn do các tổ công tác gồm các lực lượng công an, dân phòng, đại diện Ban Quản lý di tích… làm nhiệm vụ chốt giữ, giải thích cho người dân và du khách thập phương nắm được.

Hàng quán dọc bến YếnHàng quán dọc bến Yến đều đóng cửa.

Ông Nguyễn Đình Toàn nhấn mạnh: “Mặc dù đây là thời điểm mùa lễ hội song vì sức khỏe cộng đồng, vì nhiệm vụ phòng chống dịch là quan trọng nhất, hiện người dân cũng sợ khách thập phương về sẽ mang theo nguy cơ dịch bệnh nên nghiêm túc chấp hành. Các lực lượng chức năng địa phương cũng rất quyết liệt".

Chị Huyền vẫn dọn dẹp vệ sinh cửa hàng sạch sẽ phòng chống dịch COVID-19Chị Huyền vẫn dọn dẹp vệ sinh cửa hàng sạch sẽ phòng chống dịch COVID-19.

Chị Huyền (bên trái) trò chuyện với tác giảChị Huyền (bên trái) trò chuyện với tác giả.

Quan sát hai bên đường là những hàng quán biển hiệu hàng ăn, nhà nghỉ,… tất cả đều đóng cửa im lìm. Thấy có nhà hé mở, chúng tôi vào trò chuyện với chủ nhà nghỉ Trịnh Hội. Chị Nguyễn Thanh Huyền cho hay, gia đình phục vụ ăn uống, đò thuyền và nhà nghỉ trên diện tích hơn 400m2, có 27 phòng. Ngày này những năm trước, gia đình đón hơn 300-400 khách/ngày; 3 tháng hội, tổng doanh thu của 700-800 triệu đồng, sau khi trừ chi phí và tiền công cho hơn chục lao động, 2 vợ chồng chị Huyền được chừng 200 triệu đồng. “Nhiều năm nay gia đình tôi cũng như người dân ở đây trông chờ thu nhập chính là phục vụ du khách mùa lễ hội. Từ mùa lễ hội năm ngoái đến nay nhà nào cũng lao đao vì không được đón du khách. Du vậy, chúng tôi cũng đang nghiêm túc phòng chống dịch bệnh và mong chờ dịch được kiểm soát Nhà nước cho mở hội để bà con có nguồn thu”. 

Dọc bến Yến đường vào đền TrìnhDọc bến Yến đường vào đền Trình.

Con đò nằm khô trên bờCon đò nằm khô trên bờ.

Đi tiếp dọc tuyến đường vào cổng Đền Trình, chúng tôi vẫn thấy hình ảnh những cửa hàng, nhà nghỉ đóng kín, hàng trăm chiếc thuyền úp nằm khô bên ven đường, dưới suối cùng hàng trăm chiếc thuyền xếp ngay ngắn thi thoảng đung đưa theo làn gió, mặt suối Yến trong xanh, phẳng lặng. Tới gần cổng Đền cũng có cán bộ trực chốt ra hỏi và thông báo du khách không được vào di tích.

Những dự án đầu tư di tích còn dở dang

Tại cổng đền Trình, các cán bộ trực chốt chặn không cho khách vàoTại cổng đền Trình, các cán bộ trực chốt chặn không cho người vào.

Cảnh bến Yến, con đò trầm lắng vào thời điểm trước rằm tháng Giêng là điều đặc biệt chỉ năm nay mới xảy ra ở nơi đây. Năm ngoái 2020, lễ hội được diễn ra đến hết tháng Giêng mới nghỉ vì dịch COVID-19. Ông Nguyễn Bá Hiển, Trưởng Ban Quản lý di tích và thắng cảnh Hương Sơn cho biết, năm 2020, lượng du khách đến chỉ có hơn 388 nghìn lượt người Việt Nam và 4.906 người nước ngoài, sụt giảm tới 945 nghìn người so với năm 2019. Tổng số thu (từ vé thắng cảnh) chỉ đạt 30,265 tỷ đồng, đạt 30% so với năm 2019. Năm 2021, trong tháng 1/2021, đã có 5.000 khách đến tham quan, tháng 2 là tháng giêng đúng mùa khai hội và cao điểm thì phải đóng cửa do dịch COVID-19.

Ông Nguyễn Bá Hiển trăn trở: Do nguồn thu từ vé tham quan thắng cảnh trong năm 2020 giảm mạnh nên có tới 6 dự án đầu tư tu bổ di tích đã không được triển khai. Đó là, Dự án chỉnh trang khu vực bến đò Yến Vỹ khoảng 8 tỷ đồng; dự án xây dựng bổ sung 2 nhà vệ sinh công cộng tuyến Thanh Sơn và Tuyết Sơn khoảng 7 tỷ đồng; dự án cải tạo hệ thống thoát nước khu vực dịch vụ Thiên Trù hơn 7,5 tỷ đồng; dự án xây dựng tuyến đường bộ Tuyết Sơn và động Long Vân 40 tỷ đồng; dự án cải tạo bến đò Hang Vò 78 tỷ đồng có sức chứa hơn 3.000 thuyền; và kế hoạch chi trả nợ công trình hệ thống chiếu sáng suối Yến (25 tỷ đồng). Bên cạnh đó, còn có quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết di tích Hương Sơn đang bước đầu thực hiện lập đề cương nhiệm vụ quy hoạch. Từng đó đầu việc còn đang dang dở bởi nguồn thu sụt giảm năm 2020. Năm nay, khi xây dựng kế hoạch nếu trong tình hình bình thường lễ hội được diễn ra thì dự kiến Chùa Hương vẫn đón chừng 1,3 triệu du khách và nguồn thu sẽ được tái đầu tư vào di tích. “Trong tình hình khó khăn này, chúng tôi mong được sự quan tâm hỗ trợ của thành phố- ông Hiển nói”.

Quyết tâm phòng chống dịch COVID-19

Rất nhiều năm nay, người dân xã Hương Sơn đã có nghề làm du lịch, từ phục vụ đò, ăn uống, nhà nghỉ, 3 tháng đầu năm toàn dân và chính quyền tập trung vào mùa lễ hội. Chủ tịch UBND xã Hương Sơn Bùi Văn Triều cho biết, toàn xã có hơn 23.000 người/6.500 hộ thì có tới hơn 4.000 hộ tham gia phục vụ mùa lễ hội, đây cũng là thời điểm đem lại nguồn thu chính cho người dân. Thu nhập trong 3 tháng lễ hội, mỗi lao động đạt từ 20 đến 100 triệu đồng tùy từng công việc.

Tuy nhiên, năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, người dân mất việc làm phải chuyển đổi sang việc khác như đi làm công nhân, đi các nơi làm thuê… Đặc biệt, có những hộ sản xuất, kinh doanh đã đầu tư hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng tỷ đồng đã bị thiệt hại do mùa lễ hội bị dừng sau 1 tháng khai hội và cả năm lượng khách chỉ đạt chừng 30% so với năm 2019. Người dân toàn xã đã bị sụt giảm thu nhập, khiến cho bình quân thu nhập chỉ đạt hơn 35,2 triệu đồng/người/năm, trong khi nếu không có dịch COVID xã sẽ đạt 50 triệu đồng/người/năm. Hiện nay, toàn xã còn 7 hộ nghèo và 200 hộ cận nghèo, năm 2021 phấn đấu không còn hộ nghèo và giảm 50% hộ cận nghèo. Tuy nhiên, thời điểm hiện nay, xã đang tập trung vào nhiệm vụ quan trọng nhất là phòng chống dịch.

Những con đò nằm im ở bến YếnNhững con đò nằm im ở bến Yến.

Thực hiện Chỉ thị của Thành phố Hà Nội, của huyện Mỹ Đức, xã cũng ban hành kế hoạch và thành lập 9 chốt chặn 9 vị trí, mỗi chốt có từ 7-10 người các lực lượng để hướng dẫn cho du khách không vào di tích. Xã tích cực tuyên truyền động viên nhân dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, đồng thời tích cực chuyển đổi nghề như sản xuất nông nghiệp áp dụng khoa học công nghệ cao, phát triển đặc sản rau sắng, củ mài, quả mơ, tìm việc làm ở các khu công nghiệp… Năm 2021, toàn bộ 318 gian hàng trong khu di tích được giao cho các hộ từ 2020 đều không phải đóng thuế và các khoản phí đã đóng, điều này cũng giảm bớt khó khăn cho các hộ.

Ông Bùi Văn Triều khẳng định: “Việc đóng cửa di tích chùa Hương mùa lễ hội năm nay khiến nhiều người dân khó khăn về việc làm và thu nhập nhưng toàn dân Hương Sơn đều nghiêm túc chấp hành quy định bởi sinh mạng, sức khỏe con người là quan trọng nhất. Hiện tại, chính quyền và lực lượng chức năng lên tới 200 người cũng đang rất túc trực ngày đêm ở các chốt chặn, tuần tra trên suối, đường mòn để đảm bảo an toàn phòng chống dịch hiệu quả”.

VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(PNTĐ) - Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức lớp tập huấn việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các Nghị định liên quan bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy đến 610 điểm cầu cơ sở. Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố dự và phát biểu chỉ đạo.
Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), các cấp Hội Phụ nữ cả nước đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm giáo dục truyền thống, tham gia chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đặc biệt là hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.