Nguồn kinh phí nào để tiêm vắc xin cho người Hà Nội phòng Covid-19?

Chia sẻ

Chiều 4/3, Đồng chí Nguyễn Anh Dũng, Chánh Văn phòng UBND TP chủ trì buổi hợp báo thường kỳ tháng 2/2021thông tin tình hình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội, an ninh- quốc phòng tháng 2 và hai tháng đầu năm 2021 của thành phố Hà Nội.

Tại hội nghị, Chánh Văn phòng UBND TP Nguyễn Anh Dũng cho biết: Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố thực hiện hết tháng 2/2021 là 50.839 tỷ đồng, đạt 20,2% dự toán, bằng 95,6% so với cùng kỳ năm 2020. Chi ngân sách địa phương thực hiện hết tháng 2/2021 là 8.615 tỷ đồng, đạt 7,9% dự toán đầu năm, bằng 97% so với cùng kỳ năm 2020.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 2 giảm 17,4% so với tháng 1 và tăng 0,4% so với cùng kỳ; Lũy kế 2 tháng đầu năm tăng 4,9% (cùng kỳ tăng 6,3%). Các hệ thống siêu thị đã tích cực hỗ trợ tiêu thụ khoảng 5 tấn nông sản/ngày từ tỉnh Hải Dương, 3 tấn thủy sản/ngày từ tỉnh Quảng Ninh.

Đáng lưu ý, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2021 tăng 1,8% so với tháng 1, tăng 1,75% so với tháng 12/2020; Bình quân 2 tháng đầu năm giảm 0,5%, trong khi cùng kỳ năm 2020 tăng 5,66%.

Chánh Văn phòng UBND TP Nguyễn Anh Dũng báo cáo tại buổi họp báoChánh Văn phòng UBND TP Nguyễn Anh Dũng báo cáo tại buổi họp báo

Sản xuất nông nghiệp phát triển tốt: Đã thu hoạch xong diện tích cây vụ Đông, năng suất cây trồng tăng so với cùng kỳ năm trước. Thời tiết thuận lợi, các địa phương đang lấy nước đợt 3 để gieo cấy theo khung thời vụ. Chăn nuôi trâu, bò nhìn chung ổn định. Đàn trâu, bò đều tăng. Đàn gia cầm hiện có 38 triệu con, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước. Đàn lợn đang được tập trung tái đàn.

Trong tháng 3/2021, toàn thành phố tập trung thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, trong đó phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Bộ Y tế để triển khai xã hội hóa và tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

UBND thành phố yêu cầu các cấp, các ngành tập trung thực hiện các giải pháp để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế trên cơ sở kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh; Tăng cường hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; Đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt giảm thủ tục đầu tư, tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp; Đẩy mạnh thu hút đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án ngay từ những ngày đầu năm…

Liên quan tới tình trạng cung vượt cầu trong sản xuất nông sản, bà Trần Thị Phương Lan, quyền Giám đốc Sở Công thương cho biết: Năm nay mặc dù nông sản được mùa nhưng sức mua giảm. Nguyên nhân do người tiêu dùng đã tích trữ một lượng hàng lớn từ trước Tết. Mặt khác, tháng 2 đún vào đợt dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, người dân không tụ tập, mua ở nơi đông người, mà thường tìm đến hình thức mua online; Các nhà hàng, khách sạn, các bếp ăn trường học cũng đóng cửa… tác động đến sức mua nông sản trên địa bàn. Đặc biệt, do tập quán thâm canh gối vụ, người dân thấy trồng sản phẩm này bán chạy, đã tăng số lượng, vụ trồng, nên cung vượt cầu.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội đã triển khai các giải pháp tiêu thụ nông sản cho các tỉnh có dịch và các địa phương trên TP. Sở Công thương đã yêu cầu các quận, huyện có khó khăn vướng mắc trong tiêu thụ nông sản có thể gửi công văn về Sở từ trước Tết để có giải pháp tháo gỡ. Tuy nhiên duy nhất đến tháng 2, Sở mới nhận được văn bản của huyện Mê Linh. Ngay sau khi nhận được văn bản báo cao về tình hình tiêu thụ nông sản của huyện Mê Linh, Sở đã chỉ đạo các trung tâm, địa phương phối hợp tiêu thụ nông sản, hỗ trợ người dân.

Tại cuộc họp báo, nhiều phóng viên quan tâm đến nguồn kinh phí và kế hoạch tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người Hà Nội. Trả lời vấn đề nay, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho biết, thành phố đang lên danh sách những đối tượng được ưu tiên tiêm trước vắc xin Covid-19. Thành phố cũng dự kiến tiêm vắc xin đầy đủ cho người dân trên 18 tuổi ở Hà Nội, kể cả người vãng lai ở thành phố.

Ông Khổng Minh Tuấn cho biết, về kinh phí, theo quy định tại Nghị quyết của Chính phủ, có thể đến từ ba nguồn gồm ngân sách Nhà nước; Nguồn tài trợ, hỗ trợ của cá nhân, doanh nghiệp; Người sử dụng vắc xin tự chi trả.

“Thành phố đã hết sức chủ động về nguồn vắc xin Covid-19. Ngày 19/2, thành phố đã có văn bản đề nghị Bộ Y tế tạo điều kiện cho thành phố tiếp cận nguồn Covid-19 để tiêm cho người dân, đảm bảo đủ cho người dân Thủ đô trên 18 tuổi, người dân vãng lai cư trú trên địa bàn thành phố”, ông Tuấn nói.

Về thời gian tiêm vắc xin, ông Tuấn cho biết, ngày 24/2, lô vắc xin đầu tiên đã về đến Việt Nam. Ngày 6/3 tới đây, Bộ Y tế sẽ tổ chức công tác tập huấn tiêm chủng cho toàn bộ hệ thống y tế dự phòng của 63 tỉnh, thành.

Theo thứ tự ưu tiên của Bộ Y tế, sẽ cấp phát vắc xin cho 13 tỉnh, thành hiện đang có dịch, trong đó có Hà Nội. Nhưng sẽ ưu tiên số 1 cho Hải Dương, nên lượng vắc xin cho Hà Nội cũng không phải nhiều. Ngày tiêm vắc xin ở Hà Nội cũng phải phụ thuộc vào việc phân bổ của Bộ Y tế.

Chúng tôi cũng đã lên danh sách cụ thể cho các đối tượng được ưu tiên tiêm thời gian đầu là những người trực tiếp tham gia trên tuyến đầu chống dịch. Thành phố sẽ sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và theo số lượng vắc xin được phân bổ.

PHẠM HẰNG

Tin cùng chuyên mục

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

(PNTĐ) -Ngày 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"; với sự tham dự của hơn 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Đan Phượng.
Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(PNTĐ) - Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức lớp tập huấn việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các Nghị định liên quan bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy đến 610 điểm cầu cơ sở. Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố dự và phát biểu chỉ đạo.