Các bị cáo thừa nhận hành vi, xin xem xét giảm nhẹ hình phạt

Chia sẻ

Ngày 8/3, TAND cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên xét xử phúc thẩm 6 bị cáo trong vụ án "Giết người", "Chống người thi hành công vụ" xảy ra tại thôn Hoành (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội). Có mặt tại phiên tòa, các bị cáo đều thừa nhận hành vi phạm tội và xin tòa giảm nhẹ hình phạt.

Các bị cáo tại phiên toà phúc thẩmCác bị cáo tại phiên toà phúc thẩm (Ảnh: MT)

6 bị cáo hầu tòa là các bị cáo có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Trong đó 5 bị cáo gồm: Lê Đình Công (SN 1964), Lê Đình Chức (SN 1980), Lê Đình Doanh (SN 1988), Bùi Viết Hiểu (SN 1943), Nguyễn Quốc Tiến (SN 1980). Riêng bị cáo Bùi Thị Nối (SN 1958) kháng cáo vì không đồng ý với phán quyết của bản án sơ thẩm nên đề nghị cấp phúc thẩm xem xét lại.

Phiên toà do thẩm phán Ngô Tự Học làm chủ toạ. Dự kiến, phiên tòa sẽ diễn ra trong 3 ngày (từ 8/3 đến hết ngày 10/3), có 12 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo và 2 luật sư bảo vệ cho ba chiến sỹ công an hi sinh.

Trong ngày đầu tiên xét xử phúc thẩm, bị cáo Lê Đình Công cho rằng, mình chỉ có hành vi chống người thi hành công vụ. Tuy nhiên, khi trả lời xét hỏi, bị cáo khai đã ném lựu đạn cùng 2 chai bom xăng vào cảnh sát.

Trước toà, bị cáo Lê Đình Doanh thừa nhận hành vi của mình là sai, dẫn đến hậu quả 3 chiến sĩ hi sinh.
Bị cáo Nguyễn Quốc Tiến thừa nhận đã đi mua 10 quả lựu đạn, có tham gia làm bom xăng; xin được tòa giảm nhẹ hình phạt.

Trong khi đó, Lê Đình Chức thừa nhận các hành vi phạm tội, nhưng bị cáo cho rằng, bản án sơ thẩm với tội danh “Giết người” là quá nặng.

Bị cáo Bùi Thị Nối kháng cáo, đề nghị cấp phúc thẩm xem xét lại hành vi. HĐXX khẳng định, bị cáo Nối có góp tiền mua xăng, tham gia nhặt gạch đá. Bị cáo có hành vi Chống người thi hành công vụ...

Trước đó, ngày 14/9/2020, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt 5 bị cáo trên về tội "Giết người", trong đó: Lê Đình Công, Lê Đình Chức lĩnh án tử hình; Lê Đình Doanh bị phạt tù chung thân; Bùi Viết Hiểu 16 năm tù; Nguyễn Quốc Tiến 13 năm tù, Nguyễn Văn Tuyển 12 năm tù.

23 bị cáo còn lại bị tòa sơ thẩm tuyên phạt các mức án từ 15 tháng tù treo đến 6 năm tù về cùng tội "Chống người thi hành công vụ". Toà án cấp sơ thẩm nhận định, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, hành vi phạm tội của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, bất chấp pháp luật, coi thường kỷ cương phép nước, ngang nhiên xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của Nhà nước và chính quyền địa phương, coi thường tính mạng, sức khoẻ của người khác, đặc biệt là những người đang thi hành công vụ. Các bị cáo thực hiện hành vi vô cùng dã man, tàn bạo, mất hết tính người.

Phiên toà xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án xảy ra tại Đồng Tâm được dư luận đánh giá là hoàn toàn tuân thủ pháp luật Việt Nam, bên cạnh tính nghiêm khắc còn có nhiều tình tiết nhân văn, thể hiện sự khoan hồng, nhân đạo đối với những đối tượng biết ăn năn, hối cải.

MINH THÁI

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.