Khi đàn ông mắc "bệnh nói nhiều"

Chia sẻ

Thông thường, đàn ông được coi là những người ít nói, sâu sắc, thể hiện bản thân bằng hành động, bằng thành tựu mà mình đạt được. Nhưng trong thực tế, có những anh chàng nói nhiều, không phải vì công việc đòi hỏi thế, mà vì họ phải nói nhiều để che giấu những khiếm khuyết mà có khi chỉ mình anh ta biết. Lâu dần thành thói quen, thành tính cách.

Tâm lý “thùng rỗng kêu to”

Bạn để ý trong cuộc sống, những con vật yếu ớt, sức vóc không có bao nhiêu, nhưng tiếng kêu của chúng lại rất to. Ví dụ con ễnh ương, con ếch, con nhái, con ve sầu. Chúng phải chứng tỏ với đời sự tồn tại của mình bằng tiếng kêu điếc tai, inh ỏi, bởi chúng chẳng bay cao, chẳng chạy nhanh, chẳng có sức vóc để đói chọi với những con khác.

Khi đàn ông mắc (Ảnh: minh họa)

Người nói nhiều, nói “ra vẻ ta đây” để thể hiện mình biết nhiều, nhưng thực ra là che giấu sự kém cỏi, hoặc mặc cảm kém cỏi của mình so với người khác. Anh chồng thấy vợ mình học hành khá, tiến bộ, được cơ quan tín nhiệm, nhiều người khen, nên thấy mình có vẻ “thua vợ”, nên nói nhiều, giáo huấn nhiều để ra vẻ “cô chưa là gì đâu nhé, đây cái gì cũng biết”.

 Tâm lý “ra đòn phủ đầu”

Mang trong lòng mặc cảm thua kém, chỉ sợ người ta có lúc “lên mặt với mình”, nên người mặc cảm sử dụng chiêu bài “đi tắt đón đầu”, đề phòng “nó” lên lớp, dạy đời mình, thì mình phải “cho nó một bài học” trước để “đánh phủ đầu”.

Khi đàn ông mắc (Ảnh: minh họa)

Nói để không bị coi thường, nói để người ta phải nể phục trí tuệ của mình, nói cho hả dạ, nói để lấp khoảng trống rỗng trong trí tuệ và nhân cách là cách làm của không ít người. Tuy nhiên, đây là cách làm sai. Càng nói càng lộ sự kém cỏi, càng khiến người khác coi thường, xa lánh. Đó là vòng luẩn quẩn của người đàn ông không nhận ra giá trị thực sự của mình, không biết rằng “trăm nói không bằng một làm”.

Người đi đêm sợ ma, anh ta thường vừa đi vừa hát, vừa đi vừa nói với bản thân mình rằng “ta không sợ ma đâu nhé, ma ra đây ta xé xác”. Nói thế, nhưng lòng phấp phỏm, chỉ lo có lúc ma nó xông ra dọa nạt mình. Thôi thì còn biết làm gì hơn, đành “đánh phủ đầu” vậy. Thật tội nghiệp!

 Bệnh rối nhiễu tâm trí

Hiện nay, số người bị rối nhiễu tâm trí ở Việt Nam ước tính khoảng 10% dân số, tương đương gần 9 triệu người, trong đó số người tâm thần nặng khoảng 200.000 người; số người tâm thần có xu hướng gia tăng đặc biệt là các thành phố, đô thị lớn. 

Khi đàn ông mắc (Ảnh: minh họa) 

Nguyên nhân của bệnh là do những biến đổi, khiếm khuyết về rối loạn chuyển hóa tế bào não, rối loạn chức năng hoạt động của não.

Người bị rối loạn tâm thần có tính đa nghi, luôn luôn ngờ vực, lo ngại quá đáng việc bị người khác tấn công. Vì thế, họ luôn giữ một khoảng cách đối với người đang nói chuyện với mình. Đôi khi khoảng cách đó được biểu hiện bằng sự khiêm tốn thái quá, hoặc bằng sự hung hăng.

Họ cũng có thể là người độc đoán, không có khả năng tự đánh giá bản thân, không cởi mở tiếp nhận quan điểm của người khác. Họ cũng thường đa nghi, kiêu ngạo chuyên quyền, không có tính khoan dung, luôn coi thường người khác, coi mình là trung tâm. Người rối loạn hoang tưởng mãn tính do vậy thường khép mình, quay lưng với xã hội, dẫn đến suy nhược, trầm cảm lo âu nhưng nhẹ, ít khi phải điều trị.

Theo các bác sĩ tâm thần, người rối nhiễu tâm trí cũng có thể là người trầm cảm, ít nói, khép mình, song cũng có thể là người hung hăng, nói nhiều, hay gây sự.

Khi thấy người thân có dấu hiệu không bình thường, cần động viên hoặc đưa người đó đến khám, tư vấn và điều trị tại các cơ sở chuyên khoa tâm thần. Tại đây, các bác sĩ chuyên khoa sẽ có những phương pháp đặc hiệu phân biệt giúp chẩn đoán hoang tưởng, mức độ hoang tưởng và hướng điều trị.

Trừ những người làm công tác tuyên truyền, giảng dạy, dẫn các chương trình của đài hay truyền hình, những người tổ chức sự kiện phải nói nhiều do đặc thù công việc. Còn người bình thường, nói nhiều, nói dai, nói đi nói lại, nói không đâu vào đâu, không đúng lúc, đúng chỗ… đều có thể là dấu hiệu bất thường của tâm lý hay là biểu hiện của chứng rối loạn tâm thần.

                                                                                                      VŨ HOÀNG

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.