Tăng cường lưu thông tiền mệnh giá dưới 10.000 đồng ra thị trường

Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngân hàng Nhà nước đề nghị các tổ chức tín dụng tăng cường chi tiền mệnh giá nhỏ từ 10.000 đồng trở xuống ra lưu thông, gồm tiền đã qua sử dụng và tiền mới in.

Cần tăng cường lưu thông tiền mệnh giá 10.000 đồng trở xuốngCần tăng cường lưu thông tiền mệnh giá 10.000 đồng trở xuống

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tỷ lệ chi tiền mệnh giá 500.000 đồng bình quân toàn quốc có xu hướng giảm, mệnh giá 200.000 đồng và 100.000 đồng được tăng cường đưa ra lưu thông, tiền mệnh giá nhỏ từ 10.000 đồng trở xuống được chi ra hợp lý, đúng mục đích thanh toán, cơ cấu các loại tiền trong lưu thông được cải thiện.

Tuy nhiên, tỷ lệ chi loại tiền 500.000 đồng ra lưu thông tại một số đơn vị vẫn ở mức cao. Ví dụ, năm 2020, các chi nhánh có từ 5/10 tháng chi loại tiền 500.000 đồng vượt mức 60% trở lên là Quảng Bình, Bình Dương, Đồng Nai, Cà Mau, Thái Bình); việc chi các loại tiền mệnh giá nhỏ tại một số đơn vị chưa được thực hiện tích cực, thông suốt.

Để tiếp tục đảm bảo tỷ lệ cơ cấu hợp lý các loại tiền chi ra lưu thông, NHNN yêu cầu Sở Giao dịch, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố thường xuyên theo dõi diễn biến thu, chi tiền mặt trên địa bàn, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu tiền mặt cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước.

Đồng thời, chủ động cân đối tỷ lệ cơ cấu các loại mệnh giá tiền chi ra lưu thông, trong đó tăng cường chi các loại tiền 100.000 đồng và 200.000 đồng. Riêng loại tiền 500.000 đồng, tỷ lệ chi ra lưu thông không vượt quá 60% giá trị của mỗi khoản chi.

Tăng cường chi tiền mệnh giá nhỏ từ 10.000 đồng trở xuống ra lưu thông, bao gồm tiền đã qua sử dụng và tiền mới in (thời gian chi tiền mới in từ tháng 4 đến hết tháng 11/2021). Đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Chủ tịch Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên), Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm chỉ đạo, quán triệt chủ trương của Ngân hàng Nhà nước để các đơn vị chủ động cân đối kế hoạch thu - chi và triển khai thực hiện tăng cường chi các loại tiền mệnh giá nhỏ từ 10.000 đồng trở xuống.

Theo Ngân hàng Nhà nước, việc tăng cường chi tiền mệnh giá nhỏ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các siêu thị, đơn vị bán lẻ, cá nhân phục vụ nhu cầu thanh toán.

VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Người dân Hà Nội đánh giá cao mô hình chính quyền 2 cấp

Người dân Hà Nội đánh giá cao mô hình chính quyền 2 cấp

(PNTĐ) - Dù mới vận hành trong thời gian ngắn, nhưng không khí làm việc tại cơ sở đã rất khác: Chủ động hơn, trực tiếp hơn. Việc tái lập HĐND phường cũng diễn ra suôn sẻ nhờ sự chỉ đạo kịp thời từ Trung ương và Thành ủy Hà Nội, tạo cơ sở pháp lý cho chính quyền cơ sở tổ chức kỳ họp, phân bổ ngân sách và thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Chính quyền, người dân Hà Nội đánh giá cao mô hình 2 cấp.
Cán bộ, chiến sĩ các lực lượng ngày đêm tập dượt cho lễ diễu binh, diễu hành vào dịp Quốc khánh 2/9

Cán bộ, chiến sĩ các lực lượng ngày đêm tập dượt cho lễ diễu binh, diễu hành vào dịp Quốc khánh 2/9

(PNTĐ) - Để chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2025), tại các địa điểm Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Huấn luyện Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Trung tâm Huấn luyện Miếu Môn, các khối đi của lực lượng quân đội, công an tham gia diễu binh, diễu hành tại lễ kỷ niệm trên đang gấp rút hoàn thiện từng động tác đi, đứng, chào.
Hà Nội đốc thúc tiến độ giải phóng mặt bằng 2 dự án đường sắt quốc gia

Hà Nội đốc thúc tiến độ giải phóng mặt bằng 2 dự án đường sắt quốc gia

(PNTĐ) - Sáng 11/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Trưởng ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng (GPMB) chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo GPMB dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (đoạn qua địa bàn thành phố Hà Nội) để nghe báo cáo về tiến độ triển khai công tác GPMB 2 dự án này.