Hơn 300 lao động huyện Đông Anh được giải đáp thắc mắc, điểm mới của Bộ luật Lao động

Chia sẻ

Đặc biệt, nhiều điểm mới liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động, người sử dụng lao động quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019, có hiệu lực từ 1/1/2021.

Các chuyên gia giải đáp thắc mắc cho người lao động.Các chuyên gia giải đáp thắc mắc cho người lao động.

Nhiều điều luật còn mới mẻ với người lao động

Phát biểu khai mạc buổi Giao lưu trực tuyến, ông Nguyễn Văn Bình - Phó Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô cho biết, nhằm đáp ứng các mối quan hệ lao động trong bối cảnh mới, đáp ứng các quy chuẩn khi Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại quốc tế, Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung và được Quốc hội Khóa XIV thông qua ngày 20/11/2019 với 17 chương, 220 điều, chính thức có hiệu lực thi hành từ 1/1/2021.

Đây là 1 trong 5 Bộ luật của Việt Nam, có ý nghĩa lớn đối với vấn đề lao động và xã hội, là Bộ luật có phạm vi tác động rộng lớn, chi phối toàn bộ động lực phát triển của xã hội mà trọng tâm là người lao động.

Sau hơn 3 tháng có hiệu lực, những điều chỉnh, bổ sung của Bộ luật vẫn là những điều còn mới mẻ mà không ít người lao động và cả người sử dụng lao động còn băn khoăn, muốn tìm hiểu như: Nâng tuổi nghỉ hưu, cách tính lương hưu, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động…

Tại buổi Giao lưu trực tuyến, Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Đông Anh Nguyễn Văn Hoa cho biết: Nhằm thực hiện tốt chức năng đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho công nhân, viên chức, lao động, những năm qua Liên đoàn Lao động huyện Đông Anh đã bám sát nhiệm vụ chính trị của tổ chức công đoàn Thành phố, có nhiều đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực hiệu quả.

Trong đó, đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền vận động, phổ biến giáo dục và tư vấn pháp luật cho người lao động nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật để người lao động chủ động tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi giao kết và thực hiện hợp đồng lao động.

Bên cạnh đó, Liên đoàn Lao động huyện và các công đoàn cơ sở cũng tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng tham gia kiểm tra, giám sát tại 20 - 50% đơn vị trực thuộc về việc thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động như: Tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…

“Những năm qua mặc dù, còn nhiều khó khăn nhưng đội ngũ cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động trên địa bàn huyện luôn nỗ lực, tổ chức các hoạt động sôi nổi, phong phú, hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra từ đầu mỗi năm.

Nhiều công đoàn cơ sở đã thực sự đồng hành cùng doanh nghiệp, từ đó có những đóng góp tích cực vào sự phát triển, tăng trưởng của doanh nghiệp, xây dựng cơ quan doanh nghiệp trở thành đơn vị văn hóa. Đồng thời, chăm lo tốt hơn đời sống, việc làm, thu nhập của công nhân, viên chức, lao động” - ông Nguyễn Văn Hoa chia sẻ.

Người lao động đặt câu hỏi tại buổi giao lưu trực tuyến.Người lao động đặt câu hỏi tại buổi giao lưu trực tuyến.

Băn khoăn của người lao động về thời gian tham gia BHXH

Tham gia buổi giao lưu trực tuyến, người lao động đặt ra câu hỏi về nhiều vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của mình như: "Một số người lao động ở đơn vị chúng tôi có thời gian công tác ở nhiều nơi và đã có 2 sổ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, một sổ bảo hiểm xã hội đã cũ, chưa được chốt sổ và đơn vị đã giải thể. Tôi xin hỏi, với trường hợp này thì tổng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động được tính thế nào?" (câu hỏi của chị Nguyễn Thị Tuyên - Công ty Cổ phần Cơ khí xây lắp Minh Cường).

Hay vấn đề: "Để được hưởng chế độ thai sản thì lao động nữ cần đóng bảo hiểm bao nhiêu tháng trước khi sinh?", "Ở trường tôi có một số cán bộ, giáo viên đã đủ tuổi về hưu nhưng số năm đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu 1, 2 năm. Tôi muốn hỏi người lao động có được quay lại đóng thêm 1, 2 năm bảo hiểm xã hội hay không?"... (cán bộ trường chuyên biệt Bình Minh, Đông Anh).

Chia sẻ băn khoăn trên, chuyên gia Tô Thị Kim Định - Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Đông Anh cho hay: Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động ở nhiều đơn vị, doanh nghiệp thì đều được cộng dồn với điều kiện đơn vị, doanh nghiệp có thực hiện đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Trong trường hợp chị hỏi, đối với đơn vị cũ đã giải thể, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động sẽ được tính đến khi đơn vị đó đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội, nếu đơn vị đã giải thế không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thì thời gian đó chưa được tính, trừ khi đơn vị có quay lại giải quyết, đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Về việc người lao động có 2 sổ bảo hiểm xã hội thì người lao động cần liên hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội để làm thủ tục gộp sổ, bởi mỗi người lao động chỉ có một sổ bảo hiểm xã hội chứ không thể có 2 sổ.

Liên quan đến vấn đề thai sản, chuyên gia Tô Kim Định thông tin: Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định, người lao động đóng đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi nghỉ sinh thì sẽ được hưởng chế độ thai sản.

Ngoài ra, theo chuyên gia Tô Thị Kim Định: Người lao động hết tuổi lao động (cụ thể với nam là 60 tuổi, nữ 55 tuổi), nếu đã đóng tối thiểu 15 năm (120 tháng) thì có thể liên hệ với cơ quan bảo hiểm để đóng 1 lần cho những năm còn thiếu.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

VN-Index lao dốc nằm trong dự đoán

VN-Index lao dốc nằm trong dự đoán

(PNTĐ) - Chỉ số VN-Index lao dốc trong phiên 15/4 nằm trong dự báo của giới chuyên gia dựa vào một số yếu tố như các quỹ lớn tái cơ cấu danh mục đầu tư, đáo hạn phái sinh và các biến động tiêu cực đến từ tình hình quốc tế...